xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu hẹp đối tượng đánh giá tác động môi trường

Tin-ảnh: V.Duẩn

Sáng 26-5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ môi trường (BVMT, sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, dự luật đã cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 đến 75 ngày, thu hẹp khoảng 20% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; bãi bỏ thủ tục về xác nhận kế hoạch BVMT, thay vào đó là quản lý bằng công cụ giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường.

Dự thảo luật quy định rõ chủ cơ sở, khu sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ quan, tổ chức, phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường; hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phân loại chất thải rắn tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.

Thu hẹp đối tượng đánh giá tác động môi trường - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Dự thảo luật bổ sung quy định về tần suất thanh tra BVMT không quá 1 lần/năm đối với một tổ chức, cá nhân. Bổ sung quy định thanh tra, kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực BVMT được áp dụng theo quy định đặc thù không phải công bố, thông báo trước nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động này.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết nhiều ý kiến đồng ý với việc cần có quy định về thanh tra, kiểm tra đột xuất về BVMT. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cần thận trọng xem xét kỹ vấn đề này, đồng thời phải xác định rõ nguyên tắc, điều kiện tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất, để tránh tình trạng áp dụng tùy tiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc quy định sử dụng 50% tiền thu được từ việc xử phạt để lại cho cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm về BVMT trên địa bàn quản lý (khoản 5 điều 186) là trái với Luật Ngân sách nhà nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo