xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vi phạm về kinh tế hàng trăm ngàn tỉ đồng

Thế Dũng

Chỉ riêng ngành thanh tra, trong năm 2020 đã phát hiện vi phạm về kinh tế 119.528 tỉ đồng, 9.045 ha đất...

Thay mặt Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Lê Minh Khái vừa có báo cáo công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2020 gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.

Phát hiện và xử lý chưa tương xứng

Báo cáo của TTCP cho thấy qua thanh tra của các cơ quan chức năng về chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực đã phát hiện vi phạm về kinh tế 119.528 tỉ đồng, 9.045 ha đất; kiến nghị thu hồi 44.582 tỉ đồng và trên 1.401 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.656 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 116.239 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7.631 tỉ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 155 vụ, 135 đối tượng. Riêng TTCP đã tiến hành 42 cuộc thanh tra, qua đó phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 4.368 tỉ đồng, 1.403 ha đất; trong đó đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.174 tỉ đồng, chuyển cơ quan điều tra 17 vụ việc.

Toàn ngành thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.402 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra; đã xử lý, thu hồi 7.074 tỉ đồng, 219 ha đất; xử lý hành chính 1.475 tổ chức, 5.212 cá nhân. Có 21 vụ, 62 đối tượng đã bị cơ quan chức năng khởi tố điều tra.

Ngoài ra, cơ quan hành chính nhà nước các cấp qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 42,1 tỉ đồng, 72,7 ha đất; kiến nghị xử lý vi phạm 541 người (đã xử lý 386 người), chuyển cơ quan điều tra 12 vụ, 13 đối tượng. Qua kết quả kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã kiến nghị xử lý tài chính 54.770,44 tỉ đồng, chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.

Về phát hiện xử lý tham nhũng, các cơ quan điều tra của ngành công an đã thụ lý điều tra 531 vụ án, 1.245 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 290 vụ, 616 bị can (tăng 70 vụ, 101 bị can so với cùng kỳ năm 2019). Còn các cơ quan điều tra thuộc quân đội đã khởi tố điều tra 4 vụ/4 bị can với số tiền thiệt hại do tham nhũng trên 27,7 tỉ đồng.

Đặc biệt, về kết quả xử lý vi phạm về tham nhũng, đối với những vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương tổ chức thi hành 58 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Có 15 vụ việc đã tổ chức thi hành xong, 43 vụ đang tổ chức thi hành. Báo cáo cũng nêu rõ đã kịp thời tạm đình chỉ công tác nhiều cán bộ để phục vụ điều tra các vụ án, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến… Bên cạnh đó, trong năm có 82 người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 69 người đã bị xử lý kỷ luật (tăng 39 người so với năm 2019) và 12 người bị xử lý hình sự.

Đánh giá tình hình tham nhũng, Tổng TTCP Lê Minh Khái cho rằng nhìn chung, tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện. Các vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra hiện nay.

Vi phạm về kinh tế hàng trăm ngàn tỉ đồng - Ảnh 1.

Trong các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo xử lý có vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Trong ảnh: Lực lượng chức năng khám xét nhà riêng của ông Nguyễn Đức ChungẢnh: Nguyễn Hưởng

Tội phạm chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư công

Thay mặt Chính phủ, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cũng vừa có báo công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020 (từ ngày 1-10- 2019 đến 30-9-2020) gửi đến kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.

Theo báo cáo, cơ quan chức năng đã điều tra 40.026 vụ phạm pháp về trật tự xã hội, khởi tố 44.425 vụ (tăng 5,55%). Ngoài ra, đã triệt phá 3.070 băng, nhóm tội phạm hình sự các loại; khởi tố 513 vụ, 815 bị can về các tội danh liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", bảo kê, đòi nợ thuê...

Đối với vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế, các lực lượng chức năng phát hiện 22.105 vụ, khởi tố 2.254 vụ án với 3.631 bị can, xử lý hành chính 20.012 vụ với số tiền trên 140 tỉ đồng.

Cũng theo báo cáo, các cơ quan chức năng đã và đang quyết liệt xử lý nhiều vụ việc, vụ án nghiêm trọng xảy ra trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước. Điển hình là các vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; vụ vi phạm các quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí 141 tỉ đồng tại Công ty CP Vận tải và Thương mại VEAM…

Báo cáo của Bộ Công an còn chỉ rõ việc phát sinh một số loại tội phạm, vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Điển hình là vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty CP Định giá và Bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư Khoa học và Thương mại Việt Nam và các đơn vị liên quan.

Cùng với đó là vi phạm trong các dự án BOT giao thông, đặt trạm thu phí giao thông không hợp lý, gây tâm lý bức xúc trong nhân dân… Qua công tác kiểm tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.358 tỉ đồng đối với 27 dự án BOT, cắt giảm gần 100 năm thu phí của các dự án BOT…

Đánh giá chung, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh tình hình tội phạm về trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp. Một số địa phương có thời điểm có dấu hiệu buông lỏng dẫn đến một số băng nhóm hoạt động trong một thời gian dài, như băng nhóm vợ chồng Nguyễn Xuân Đường tại Thái Bình, vợ chồng Lý Thị Loan (Loan "cá") tại Đồng Nai, vợ chồng đối tượng Lê Văn Phú (Phú Lê) tại TP Hà Nội...

Đối với tội phạm về tham nhũng, kinh tế, Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ: "Tội phạm và vi phạm về tham nhũng, kinh tế vẫn chủ yếu xảy ra ở một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm như quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài sản công, đầu tư công, tài chính, ngân hàng, thuế, chứng khoán…".

Tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ về những kết quả đạt được. Tuy nhiên, UBTP cho rằng công tác phòng ngừa tham nhũng trong một số ngành, lĩnh vực, địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định; số vụ án tham nhũng được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử còn chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng. Vẫn còn đối tượng phạm tội tham nhũng bỏ trốn, không có mặt tại Việt Nam gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý, gây bức xúc trong dư luận như bị can Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) hay bị can Hồ Thị Kim Thoa, cựu thứ trưởng Bộ Công Thương.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng tham nhũng ngay trong chính các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp, cơ quan có chức năng chống tham nhũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh PCTN, giảm niềm tin của nhân dân. Theo báo cáo của VKSND Tối cao, trong năm 2020, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thụ lý điều tra 50 vụ/36 bị can, trong đó có 25 vụ/26 bị can về tội tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp. "Đây là những vấn đề cần được Chính phủ, VKSND Tối cao, TAND Tối cao đánh giá đúng về thực trạng và có giải pháp khắc phục" - bà Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo