xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tập trung cứu người, giúp dân

Hải Yến

TP HCM đang có 2 việc cần tập trung giải quyết là công tác tiếp nhận, điều trị và chăm lo đời sống cho người dân

Phát biểu tại buổi họp báo vào chiều 5-8, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi nhận định, thời gian qua việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 tăng cường trên địa bàn thành phố có sự chuyển biến rất tốt. Ý thức chấp hành của người dân và tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, các lực lượng có sự chuyển biến tích cực.

Bảo đảm an sinh xã hội

Theo ông Phan Văn Mãi, ý thức của người dân cùng tinh thần tự quản của cộng đồng đã nỗ lực xây dựng những "vùng xanh" ở các địa bàn đã có kết quả. Thành phố đang theo dõi và thúc đẩy để người dân tham gia, mở rộng các địa bàn an toàn, mở rộng "vùng xanh".

Về hoạt động điều trị, chăm sóc chăm lo đời sống cho người dân đã đi vào nề nếp, vận hành khá bài bản, đồng thời giải quyết được những vướng mắc, hạn chế. "Đây là điều chúng tôi thấy có bước tiến. Tất nhiên, vẫn còn nhiều việc mới phát sinh nhưng đã có sự điều chỉnh và khắc phục" - ông Phan Văn Mãi nói.

Thành phố đang có 2 việc cần tập trung giải quyết là công tác tiếp nhận, điều trị và chăm lo đời sống cho người dân. Ngày càng có đông người cần điều trị, số chuyển nặng cũng nhiều hơn. Trong khi đó năng lực tiếp nhận, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị có giới hạn, tạo áp lực rất lớn. Thời gian thực hiện giãn cách dài khiến các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ phải dừng lại cho nên rất nhiều người ở thành phố từ 2 tháng qua không có việc làm, không có thu nhập nên nguồn tích lũy cạn dần. Do đó, thành phố sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân.

"Chúng ta tìm đầy đủ và hỗ trợ người dân ở khắp địa bàn. Nhu cầu ngày càng lớn, phát sinh mới, đòi hỏi thành phố cần kịp thời cập nhật, kịp thời hỗ trợ" - ông Phan Văn Mãi lưu ý.

Tập trung cứu người, giúp dân - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở quận Gò Vấp, TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Quan trọng nhất là cứu người

Về việc phát hiện số ca dương tính không còn ý nghĩa lớn, ông Phan Văn Mãi cho rằng: "Điều này không phải không quan tâm đến các ca mắc mới mà triệt để hơn trong việc thực hiện giãn cách để ngăn chặn nguồn lây. Bây giờ chúng ta quan tâm nhiều hơn đến số ca bệnh đang điều trị, nhiễm nặng, nguy cơ tử vong để tập trung nguồn lực giải quyết. Giải pháp để thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là điều trị cứu người. Đồng thời, chúng ta quan tâm đến số ca điều trị phải xuất viện để từ đó rút kinh nghiệm và làm tốt hơn công tác điều trị".

"Từ đây đến ngày 15-8, chúng ta phải nỗ lực để bảo vệ và mở rộng "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19. Đó là những việc chúng ta phải tập trung làm quyết liệt, tập trung cao độ thì mới đạt kết quả cao nhất" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Trong 5 tầng điều trị của thành phố, theo báo cáo của Sở Y tế, tầng 3, tầng 4, tầng 5 gần như đầy hết năng lực. Để giảm áp lực cho các tầng trên, thành phố đã mở thêm 5-10 giường ở bệnh viện quận và đi liền với đó là trang bị ôxy cùng các thiết bị khác để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu. Song song đó, thành phố đang mở thêm 3 bệnh viện điều trị Covid-19 ở tầng thu dung lên tầng điều trị. Như vậy, thành phố HCM sẽ có 5 bệnh viện với công suất 1.000 giường ở tầng 3, dự kiến cuối tuần này sẽ hoàn thành.

Theo Phó Bí thư Thường trực Phan Văn Mãi, bên cạnh 4 bệnh viện ở tầng 5 đang triển khai ngoài Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (đặt tại cơ sở 2 ở Bệnh viện Ung Bướu, TP Thủ Đức) hiện nay đã đạt quy mô 500 giường, thành phố sẽ khẩn trương mở rộng theo kế hoạch là 1.000 giường. TP HCM đang tập trung mở rộng nhân lực và đề nghị Trung ương hỗ trợ triển khai 4 trung tâm hồi sức Covid-19 do Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược đảm trách.

Về nhu cầu cấp cứu của người dân hiện nay rất lớn, có thời điểm chưa tiếp nhận được nên tại các quận, huyện đã tổ chức trạm phản ứng nhanh như quận 10, quận Bình Thạnh…. "Chúng tôi coi đây là những nơi tiếp nhận đầu tiên để xử lý những trường hợp cấp cứu. Vượt qua thời điểm này, người bệnh được đưa đến các cơ sở đúng và sau đó đó được tiếp nhận điều trị an toàn. Thànhh phố đang cố gắng tăng cường năng lực điều trị và hạn chế chuyển nặng, tử vong" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Về việc hỗ trợ hỏa táng, lưu giữ tro cốt và gửi lại cho gia đình, TP HCM có quy định chế độ hỗ trợ cho người nghèo, người chết do Covid-19. Nhưng quy định chắc chắn không đủ, không bao quát hết nên thành phố sẽ cố gắng thực hiện chu đáo nhất, bởi đây là việc rất thiêng liêng. Bằng nguồn ngân sách và vận động xã hội, thành phố sẽ hỗ trợ những trường hợp khó khăn để bảo đảm chi phí mai táng, kể cả tử vong do Covid-19 hay không do Covid-19. 

10.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 về tới TP HCM

Bộ Y tế cho biết 10.000 lọ thuốc kháng virus Remdesivir từ Ấn Độ đã đến TP HCM vào ngày 5-8. Đây là lô đầu tiên trong tổng số 1 triệu liều Remdesivir mà doanh nghiệp dược Ấn Độ cam kết cung cấp cho Việt Nam. Đến sáng 6-8, sẽ có thêm 40.000 liều Remdesivir từ Ấn Độ về đến Việt Nam. Số thuốc còn lại trong 1 triệu liều sẽ về Việt Nam trong tháng 8.

Số thuốc này là kết quả làm việc của nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vắc-xin thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với các công ty dược phẩm lớn của Ấn Độ những ngày qua. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, số thuốc Remdesivir nói trên sẽ được phân bổ cho TP HCM, Hà Nội và các tỉnh đang có dịch Covid-19. Dự kiến, ngày 6-8 sẽ bổ sung thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19 và đưa ra hướng dẫn sử dụng.

Remdesivir đã được thế giới công nhận và sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Thông qua nguồn tặng, viện trợ, thời gian qua Việt Nam cũng đã sử dụng thuốc Remdesivir cho một số bệnh nhân Covid-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả cho thấy Remdesivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng lưu ý người dân tuyệt đối không mua và tự ý sử dụng thuốc này; liều lượng dùng Remdesivir phải do bác sĩ tại các cơ sở điều trị chỉ định.

Sắp tới, Việt Nam sẽ nhập thêm một số thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.

N.Dung

Tiếp nhận gói viện trợ y tế 500.000 USD của Ả Rập Saudi

Ngày 5-8, Bộ Y tế tiếp nhận gói viện trợ y tế phòng chống dịch Covid-19 trị giá 500.000 USD từ ông Wibar Abdullah I.Albaseer, đại biện lâm thời Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết Việt Nam rất ấn tượng trước những biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả của Vương quốc Ả Rập Saudi trong việc phòng chống và đẩy lùi Covid-19. Đặc biệt, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được triển khai mạnh mẽ đã đưa Ả Rập Saudi trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin cao nhất thế giới.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường bày tỏ sự cảm kích về sự ủng hộ quý báu của Vương quốc Ả Rập Saudi. "Sự hỗ trợ này hết sức ý nghĩa, là nguồn động viên cả về tinh thần và vật chất với Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này. Bộ Y tế cam kết sẽ sử dụng hiệu quả món quà quý báu này trong công cuộc phòng chống dịch".

Ông Wibar Abdullah I.Albaseer cho biết gói viện trợ y tế trao tặng Chính phủ và nhân dân Việt Nam nằm trong khoản ngân sách 500 triệu USD do Vương quốc Ả Rập Saudi hỗ trợ các nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch. Gói viện trợ cho Việt Nam được thực hiện thông qua Trung tâm Cứu trợ và Nhân đạo Quốc vương Salman.

N.Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo