xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng cường kiểm soát biên soạn sách giáo khoa

Bài và ảnh: Yến Anh

Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh họa của bản mẫu SGK

Ngày 29-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản và sử dụng sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Sách giáo khoa còn nhiều lỗi

Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn. Đến nay, có 6 nhà xuất bản (NXB) tham gia biên soạn, phát hành SGK môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp. Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Ông Nguyễn Xuân Thành đánh giá các SGK có những sáng tạo riêng trong cách thức trình bày, thể hiện nội dung đối với cùng một yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục. Các SGK khác nhau lựa chọn ngữ liệu, hình ảnh khác nhau, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được lựa chọn khác nhau làm đa dạng các bộ SGK, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các địa phương với sự khác biệt đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa. Ông Nguyễn Xuân Thành cũng cho rằng về ưu điểm, các bản mẫu SGK cơ bản đáp ứng, đồng nhất về cấu trúc, nội dung theo quy định. Ngữ liệu, hình ảnh được sử dụng không vi phạm quy định về chủ quyền quốc gia, thân nhân tác giả, không có vấn đề mang tính nhạy cảm về chính trị, ngoại giao, dân tộc, tôn giáo.

Tăng cường kiểm soát biên soạn sách giáo khoa - Ảnh 1.

Các bản sách giáo khoa được giới thiệu tại hội thảo và triển lãm sách ngày 29-9

Tuy nhiên, SGK mới vẫn còn một số hạn chế như nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các bản mẫu SGK chưa bảo đảm tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Tiến trình nội dung bài học của các bản mẫu SGK trong một môn học còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các SGK khác nhau. Chất lượng một số bản mẫu SGK còn hạn chế, bên cạnh những lỗi về nội dung còn nhiều lỗi chính tả, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh. Việc xem xét, thẩm định đối với một vài văn bản, ngữ liệu đưa vào SGK chưa chú ý đầy đủ các khía cạnh tác động xã hội, gây băn khoăn trong dư luận khi SGK đưa vào sử dụng. Việc thẩm định SGK phải thực hiện qua nhiều vòng, nhiều đợt dẫn đến việc phê duyệt danh mục SGK còn chậm gây khó khăn trong tổ chức lựa chọn SGK…

Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh họa của bản mẫu SGK, bảo đảm chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình. Tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK, bảo đảm bài thực nghiệm đại diện cho các chủ đề trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục, nhất là tính khả thi của các bài thực hành, thí nghiệm, bài học dự án.

Đặc biệt, thời gian tới bảo đảm SGK tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình, khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để bảo đảm hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK.

Ưu tiên chất lượng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK theo chủ trương xã hội hóa nhưng vẫn phải lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu. Theo ông Nguyễn Hữu Độ, với mục tiêu nêu trên, các khâu làm bản mẫu, thẩm định và phát hành cần được cải tiến và đổi mới. Cùng với đó, chú trọng đến công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK khi giảng dạy. Biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Liên quan đến giá SGK, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh cần lưu ý đến các khâu như yếu tố cấu thành giá sách và ban hành định mức kỹ thuật của sách. Đổi mới lần này theo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Việc có nhiều bộ sách nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Phản hồi việc giá SGK tiếng Anh hiện nay đang cao hơn nhiều so với các SGK khác, thậm chí có cuốn sách cao gấp 4-5 lần, ông Lê Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, cho đây là khó khăn cũng như là trăn trở lớn của NXB. Với hầu hết giáo trình tiếng Anh, NXB Giáo dục Việt Nam phải liên kết với các NXB trên thế giới nên phải tuân thủ các quy định về quy cách giấy, kích thước, khuôn khổ theo yêu cầu của những NXB đó. Tiền bản quyền là một chi phí lớn nên NXB không thể đưa giá sách tiếng Anh xuống như SGK các môn học khác. Ông Lê Hoàng Hải nói thêm giá SGK lớp 2, 6 đã được NXB tính toán tiết giảm chi phí. Trên thực tế, SGK lớp 3, 7, 10 năm 2022 đã tiết giảm mọi chi phí để hạ giá, giảm từ 5%-10% so với các lớp trước. Giá sách của NXB Giáo dục Việt Nam hiện nay có giá bìa thấp nhất so với giá SGK đang lưu hành hiện nay. 

Lợi nhuận đến từ nhiều nguồn, không phải từ sách giáo khoa (?)

Lý giải về việc năm 2021, NXB Giáo dục Việt Nam phát hành 164,6 triệu quyển SGK, vượt 40% so với kế hoạch đề ra, lợi nhuận cũng tăng đột biến nhưng NXB vẫn kêu khó trăm bề, ông Lê Hoàng Hải cho hay lợi nhuận của NXB không chỉ hoạt động xuất bản SGK mà còn nhiều hoạt động khác.

"Một trong những đột biến lợi nhuận ở báo cáo tài chính thể hiện là thực hiện chỉ đạo của việc thoái vốn các đơn vị trước đây mà NXB đã đầu tư. Khi thoái vốn thành công, một lượng tài chính đổ về trong thời gian vừa qua dẫn đến xã hội hiểu nhầm và cho rằng lợi nhuận khủng khiếp ấy là do xuất bản SGK. Thực ra, lợi nhuận ấy đến từ nhiều nguồn khác của NXB Giáo dục Việt Nam" - ông Hải nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo