xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tại sao tách Luật Giao thông đường bộ?

Bảo Trân

Sau khi nghe báo cáo về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vào hôm nay (16-9), UBTVQH sẽ quyết định việc có nên tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật hay không

Chiều 15-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp tục họp phiên 48, cho ý kiến về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Thay đổi phạm vi điều chỉnh

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh. Theo đó, dự thảo quy định về giao thông đường bộ gồm: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, tổ chức giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Đáng chú ý, các nội dung như quy tắc giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; đăng ký phương tiện giao thông đường bộ; đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe không quy định tại dự thảo luật này.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQP-AN) Võ Trọng Việt cho biết cơ quan này tán thành với tờ trình của Chính phủ về việc tách thành 2 luật (Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ) và sự cần thiết ban hành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Tuy nhiên, ông Việt cho rằng nội dung dự luật còn liên quan đến nhiều luật cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; một số quy định trong dự luật trùng lặp với quy định của dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ… Do đó, UBQP-AN đề nghị cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tại sao tách Luật Giao thông đường bộ? - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đề nghị cân nhắc việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật Ảnh: TTXVN

Lo chồng chéo, thiếu thống nhất

Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đặt câu hỏi vì sao lại tách ra thành 2 dự án luật và cho rằng có những lĩnh vực tách ra và đi theo 2 hướng khác nhau thì tính thống nhất sau này rất khó. Vì vậy, cần nghiên cứu làm 1 luật điều chỉnh chung tổng thể và Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý chuyên ngành, lĩnh vực.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhìn nhận dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có nhiều nội dung trùng lắp, chồng lấn chưa thoát khỏi được với dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Ngoài ra, theo ông Uông Chu Lưu, phải xem xét tính hệ thống, thống nhất của hệ thống pháp luật khi tách luật. "Nếu tách luật này thì có tách riêng phần bảo đảm trật tự an toàn trong các Luật Đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng hay không?" - ông Uông Chu Lưu chất vấn.

Tiếp nhận các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết cơ quan soạn thảo sẽ xem xét từng điều, từng ý trong 2 dự thảo luật để bảo đảm sự bóc tách rõ ràng, không để trùng lắp.

Tham gia ý kiến, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho rằng Bộ Công an thấy cần thiết phải có bộ luật riêng để nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, bảo đảm làm sao đi vào nhận thức thông qua thực hiện luật pháp một cách xuyên suốt nghiêm minh và đồng bộ. "Có luật riêng chỉ làm tốt cho xã hội. Khi thiết kế 2 luật, Chính phủ cũng đã thống nhất nguyên tắc 1 việc chỉ 1 người làm chứ không phải 2" - ông Ngọc lý giải.

Kết luận, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ cho biết UBTVQH tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 như đã nêu trong tờ trình. Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến băn khoăn việc tách thành 2 luật nên đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo