xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

SỰ THẬT KHÓ TIN Ở CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM (*): Lật mặt

THU HỒNG - LÊ PHONG

Xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, giấu tên, thay đổi pháp nhân liên tục là chiêu trò của những cơ sở gây ô nhiễm ở TP HCM mà Báo Người Lao Động đã đề cập

Trao đổi với phóng viên Báo Người lao Động về nguồn gốc đất đai, xây dựng của 4 cơ sở giặt ủi, gây ô nhiễm môi trường tại ấp 3A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh (TP HCM), bà Dương Thị Thùy Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, cho biết qua rà soát sơ bộ, với 4 cơ sở mà Báo Người Lao Động nêu, chủ đất đều xây dựng trên đất nông nghiệp.

Sai phạm cứ thế nối tiếp

Cụ thể, 4 cơ sở gây ô nhiễm trên có Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Thời trang Hùng Mai hoạt động trong nhà xưởng thuê lại của ông Ngô Đình Hào. Cơ sở này xây dựng từ tháng 12-2015 trên đất nông nghiệp, chưa chuyển mục đích sử dụng. Quá trình hoạt động, công ty này vi phạm môi trường về khí thải, nước thải và đến tháng 12-2018 đổi tên thành Công ty TNHH Sản xuất, thương mại, thời trang Mai Nguyễn, hoạt động cho đến nay. Thứ hai là, DNTN SX-TM-DV Dương Văn Dương hoạt động trong nhà xưởng thuê lại của ông Ngô Đình Hảo. Cơ sở này xây dựng không phép trên đất nông nghiệp từ tháng 6-2013, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp (DN) này bị lực lượng chức năng xử phạt vi phạm môi trường về nước thải, khí thải nên năm 2019 đổi tên thành Công ty Giặt ủi Minh Phát.

SỰ THẬT KHÓ TIN Ở CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM (*): Lật mặt - Ảnh 1.

Nhiều cơ sở sản xuất vô tư thải khói đen lên bầu trời, giữa khu dân cư

Thứ ba là, DNTN Giặt sấy Đức Quý hoạt động trong nhà xưởng thuê lại của ông Nguyễn Văn Lập, nhà xưởng xây dựng không phép trên đất nông nghiệp năm 2015. Sau thời gian bị cơ quan chức năng xử phạt, không chấp hành đóng phạt, tháng 3-2019 DN này đổi tên thành DNTN Nguyễn Thúy Diễm. Cuối cùng là DNTN Pháp Anh cùng thuê nhà xưởng của ông Lập, do bị xử phạt nhiều lần, không chấp hành án phạt đến tháng 3-2019 đổi tên thành Công ty TNHH Giặt ủi Đức Thịnh.

Theo bà Trang, những nhà xưởng này tồn tại do lịch sử để lại, để giải tỏa những bức xúc của người dân, địa phương đang rà soát lại pháp lý đất đai, xây dựng nhiều cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm trên địa bàn nhằm xử lý theo đúng quy định. "Không chỉ các cơ sở giặt ủi, những cơ sở tái chế phế liệu, tập kết phế liệu…cũng sẽ được rà soát trong đợt này. Riêng 4 cơ sở Báo Người Lao Động nêu, chúng tôi đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ" - bà Trang nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hoàng Hùng, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thới Nhất, quận 12 thì thừa nhận cụm cơ sở giặt ủi nằm sát kênh Tham Lương thuộc diện xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, tuy nhiên thời điểm xây dựng từ năm 2000. Cụ thể, Chi nhánh Công ty Trương Đô Thành xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, hoạt động từ năm 2000. Mới đây, cơ sở này đến UBND phường xin xác nhận giấy phép hoạt động để đấu nối nước thải ra kênh Tham Lương nhưng phường không đồng ý. Đối diện là Công ty Long Vỹ, mua đất nông nghiệp khoảng 7.000 m2 chỉ chuyển mục đích sang đất ở khoảng 2.500 m2 và xây nhà xưởng phủ kín, hoạt động từ năm 2000. Cả 2 đều có giấy phép đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cấp. Quá trình hoạt động, 2 cơ sở này bị Cảnh sát Môi trường (CSMT) xử phạt nhiều lần về hành vi gây ô nhiễm khí thải, nước thải, thậm chí niêm phong lò hơi nhưng chủ cơ sở tiếp tục mua lò hơi khác về hoạt động.

Theo ông Hùng, với những cơ sở vi phạm xây dựng đất đai nhưng trước thời điểm 1-7-2006 thì không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc khôi phục hiện trạng ban đầu theo quy định. "Tuy nhiên, do 2 cơ sở này đều nằm trong dự án depot của tuyến metro số 2 nên cơ sở Trương Đô Thành, quận đã hoàn thành thủ tục bồi thường, chủ đất đã nhận nền tái định cư và cam kết di dời trước 1-5-2020. Riêng Công ty Long Vỹ vẫn đang khiếu nại giá bồi thường. Sau ngày 1-5-2020, chắc chắn địa phương sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với 2 công ty này nếu họ chưa di dời" - ông Hùng khẳng định.

Đua nhau "biến hình"

Không xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, nhiều chủ cơ sở đã núp bóng xây dựng nhà ở riêng lẻ để hình thành nhà xưởng, sản xuất ngay trong khu dân cư. Điển hình, đại diện UBND huyện Nhà Bè thông tin cơ sở giặt ủi gây ô nhiễm tại xã Long Thới mà người dân phản ánh, thực tế chỉ được cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ vào năm 2017. Tuy nhiên, chủ cơ sở đã xây dựng sai phép, sai mục đích sử dụng. "Công ty này nhiều lần bị UBND xã, UBND huyện và Cục CSMT (Bộ Công an) xử phạt hành chính vì vi phạm hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường. Hiện nay, xã đã có các quyết định tháo dỡ và chủ cơ sở cam kết cuối tháng 3-2020 tự nguyện thi hành, nếu không thực hiện theo quy định sẽ bị cưỡng chế" - đại diện UBND huyện Nhà Bè thông tin.

Tương tự, về pháp lý đất đai, xây dựng của các cơ sở nằm dọc đường Võ Hữu Lợi - bà Nguyễn Kim Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh - cho biết xã đang rà soát lại từng trường hợp mà Báo Người Lao Động nêu. Trong đó, quy hoạch khu vực đường Võ Hữu Lợi là đất ở dân cư nhưng thực tế có nhiều cơ sở công nghiệp xen cài hoạt động nhiều năm nay. Các cơ sở này chủ yếu thuê nhà xưởng. Cụ thể, Công ty TNHH Hà Phi Long chuyên sản xuất, gia công nhựa, các sản phẩm nhựa, có giấy phép của Sở KH-ĐT cấp năm 2019, chuyên mua cuộn chỉ rồi bằm nhỏ. Chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất Tam Sanh, hoạt động năm 2019, giấy phép do Sở KH-ĐT cấp, chuyên mua nguyên liệu cắt, uốn, hàn và lắp ráp. Hộ kinh doanh Huỳnh Tỷ được UBND huyện cấp giấy phép kinh doanh, chuyên chặt cán và mua bán các loại thùng phuy, hoạt động từ năm 1999. Tháng 12-2019, khi UBND xã kiểm tra thì thấy hộ kinh doanh chủ yếu chứa chứ không cán. Ngoài ra, cơ sở làm đế giày chuẩn bị di dời vào KCN Lê Minh Xuân 3.

Theo bà Mai, do người dân phản ánh tình hình ô nhiễm mùi sơn, hóa chất, chúng tôi sẽ phối hợp huyện kiểm tra đột xuất. Ngoài ra, toàn bộ khu vực các hộ dân và nhà xưởng dọc đường Võ Hữu Lợi đều nằm trong dự án KCN Lê Minh Xuân 3 và Lê Minh Xuân 2, sắp tới khi dự án triển khai, các cơ sở này sẽ được giải tỏa, di dời.

Liên quan đến vấn đề này, tại buổi giám sát đối với Sở Xây dựng TP HCM, đại biểu Quốc hội Trịnh Ngọc Thúy, Phó Chánh án TAND TP HCM, nhìn nhận qua khảo sát thấy nhiều nơi bên ngoài là nhà ở riêng lẻ nhưng bên trong lại cải tạo làm xưởng sản xuất và cơ sở kinh doanh. "Việc này gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân và đặc biệt không đúng với quy hoạch và giấy phép được cấp" - bà Trịnh Ngọc Thúy nêu và đề nghị cần sớm xứ lý dứt điểm. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 3-3

Kỳ tới: Những đề xuất sát sườn

Mỏi mòn chờ xác minh

Chúng tôi liên hệ UBND xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn - nơi có cụm cơ sở thu mua nhựa, nấu nhớt, làm bao bì… gây ô nhiễm nguồn nước kênh và không khí, thì được lãnh đạo xã cho biết sẽ xác minh về nguồn gốc đất đai, xây dựng của các cơ sở rồi sẽ thông tin lại. Thế nhưng, đã 7 ngày trôi qua, phóng viên nhiều lần hỏi thì được lãnh đạo xã cho biết… vẫn chờ xác minh!

Vì sao chưa thể cắt điện, nước?

Một trong những biện pháp xử lý hữu hiệu các cơ sở gây ô nhiễm chính là chắt điện, nước. Thế nhưng xem ra việc này lại đang vướng.

Đại diện Tổng Công ty Điện lực TP HCM, cho hay Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không quy định về biện pháp cưỡng chế ngừng cấp điện. Ngoài ra, văn bản 11151/BCT-ĐTĐL ngày 24/11/2017 của Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị điện lực không thực hiện ngừng cấp điện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại khoản 3, Điều 7 Thông tư số 30/2013/TT-BCT. Do đó các công ty điện lực không thể ngừng cấp điện theo yêu cầu của UBND quận, huyện hay Sở TN-MT đối với các cơ sở gây ô nhiễm.

Tương tự, ông Lê Trọng Thuần – Trưởng Phòng Kinh doanh – Dịch vụ khách hàng của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV nhấn mạnh việc ngừng cấp nước phải tuân theo các quy định của ngành. Cụ thể Điều 45, Nghị định 117/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, quy định việc tạm ngừng cấp nước được thực hiện trong các trường hợp: Cắt nước theo yêu cầu của khách hàng; khách hàng không thanh toán tiền nước trong khoảng thời gian nhất định sau khi nhận thông báo của ngành nước; khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng hoặc bất động sản bị giải tỏa. Đồng thời, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không quy định biện pháp cắt điện, nước đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo