xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau 40 năm, huyện Cần Giờ đổi thay những gì?

Gia Minh

(NLĐO) - Nhiều thành tựu đạt được sau 40 năm huyện Cần Giờ (Duyên Hải) sáp nhâp về TP HCM, tuy nhiên để tiếp tục xây dựng và phát triển địa phương này còn không ít khó khăn, thách thức.

Sáng 23-12, Thành ủy TP HCM đã tổ chức hội thảo khoa học "40 năm Cần Giờ (Duyên Hải), TP HCM - Thành quả và kinh nghiệm" nhân kỷ niệm 40 năm huyện Cần Giờ sáp nhập về TP HCM (1978-2018).

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nhìn nhận sau khi huyện Cần Giờ được sáp nhập vào lTP HCM vào ngày 29-12-1978, chính quyền TP và người dân Cần Giờ đã có những nỗ lực rất lớn để xây dựng và phát triển địa phương trong điều kiện kinh tế, xã hội nghèo nàn, thiếu thốn bởi những năm tháng chiến tranh gây ra.

Từ quyết tâm, sâu sát với những chủ trương đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của cả bộ máy chính trị cũng như sự sáng tạo của người dân, Cần Giờ đã từng bước phát triển, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành quả đáng tự hào.

Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, đánh giá Cần Giờ là huyện có vị trí đặc biệt và ghi dấu với nhiều sự kiện lịch sử. 40 năm sau khi sáp nhập vào TP HCM, những điều đổi thay lớn nhất ở Cần Giờ đã được người dân thừa nhận, đó là rừng, đường sá, điện và nước. Những điều này đã làm thay đổi bộ mặt và đời sống của người dân nơi đây.

Sau 40 năm, huyện Cần Giờ đổi thay những gì? - Ảnh 1.

Huyện Cần Giờ thế mạnh là có hơn 20 km bờ biển, phù hợp cho phát triển thủy sản, du lịch, giao thông vận tải...

Theo ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy Cần Giờ, sau nhiều giai đoạn thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của TP, tại huyện Cần Giờ hiện nay đã có nhiều thành tựu trong kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục… Tại địa phương này, thế mạnh là biển nên hiện ngành thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ lực, đồng thời lĩnh vực du lịch cũng đang trên đà phát triển khi thu hút khách đến huyện ngày càng nhiều, tăng bình quân 54% mỗi năm.

Bên cạnh đó, trong chương trình giảm nghèo bền vững, ông Thắng cho biết thời gian qua đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân, với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về kinh tế và chính sách. Hiện nhiều tiêu chí về điện, an ninh trật tự, y tế, giáo dục cùng việc xây dựng nông thôn cũng đang được tăng cường.

Tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận 40 năm trước, chủ trương đưa huyện Cần Giờ về lại TP HCM là một quyết định mang tính chiến lược. Ông cho biết qua nhiều nhiệm kỳ, lãnh đạo TP HCM đã quyết tâm tổ chức quy hoạch và phát triển huyện Cần Giờ, mang lại nhiều thành tựu lớn. Trong đó, việc khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những công trình có ý nghĩa và vai trò quan trọng để bảo vệ, phát triển tài nguyên, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái và từ đó phát triển được nhiều nguồn lợi thiên nhiên khác.

Sau 40 năm, huyện Cần Giờ đổi thay những gì? - Ảnh 2.

Quang cảnh tại hội thảo

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống đường Nhà Bè - Duyên Hải, nối giữa Cần Giờ và khu vực nội thành, tạo nên các trục xương sống, ngoài việc tăng sự kết nối giao thông còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, phát triển kinh tế. Đồng thời, TP cũng đã nỗ lực đưa điện lưới quốc gia về Cần Giờ, khi phủ kín toàn huyện vào năm 2015. Ngoài ra, còn nhiều thành tựu khác như xây kè đá chắn sóng khu vực Cần Thạnh - Long Hòa; di dời, bố trí lại dân cư, ổn định cuộc sống cho gần 1.000 hộ dân xã Tam Thôn Hiệp về đất liền, hình thành trung tâm xã mới…

Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, để có được Cần Giờ như hôm nay là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo TP HCM. Song song đó là sự sáng tạo, tự vực dậy phát triển của người dân Cần Giờ. Tuy nhiên, Cần Giờ hiện vẫn còn rất nhiều thách thức như vẫn là địa phương nghèo nhất TP, hệ thống hạ tầng dù đã được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, trong khi nhân lực ít và chất lượng cũng hạn chế. Đặc biệt, để phát triển Cần Giờ, việc giải quyết xung đột giữa kinh tế và môi trường vẫn là một áp lực rất lớn.

Vì vậy, ông Nhân cho biết có rất nhiều ý kiến tâm huyết từ các thời kỳ lãnh đạo TP HCM, chuyên gia, nhà khoa học mang giá trị thực tiễn để phát triển Cần Giờ. Theo đó, cần đồng bộ các vấn đề như phải làm tốt quy hoạch, kế đến là thiết kế cụ thể, cần có các dự án trọng điểm để thực hiện theo lộ trình. Bên cạnh đó là phải đồng bộ nguồn nhân lực bởi dân số tại Cần Giờ vẫn rất ít, đồng thời cần chính sách đặc thù bởi nơi đây có truyền thống văn hóa, di sản, tài nguyên đặc thù. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển phải thực hiện trên cơ sở khoa học, mang tính bền vững, gìn giữ tự nhiên cũng như đảm bảo giữ được các nét văn hóa, tài nguyên…

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng đánh giá cần nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của các TP biển trên thế giới, cách giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và tự nhiên như thế nào. Trên cơ sở đó để nghiên cứu, áp dụng phù hợp theo đặc thù riêng ở Cần Giờ. Theo định hướng phát triển đô thị biển Cần Giờ, Bí thư Nhân nhìn nhận cần xác định theo tiêu chí vừa là đô thị hiện đại, vừa có môi trường sinh thái tự nhiên và hệ thống di sản văn hóa có giá trị cao để phát huy  hiệu quả giá trị của hệ thống di sản văn hóa biển tại Cần Giờ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo