xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rối với cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam

Bài và ảnh: Yến Anh

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang nghiên cứu tìm nhà đầu tư để hoàn tất cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam nhưng chưa thành công

Những bức xúc của các nghệ sĩ xung quanh vụ việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm và câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức ngày 24-3.

Tìm nhà đầu tư mới nhưng chưa thành công

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy cho biết Bộ VH-TT-DL đang nỗ lực tháo gỡ vướng mắc sau quá trình cổ phần hóa ở Hãng phim Truyện Việt Nam. Trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái hôm 22-3, Bộ VH-TT-DL đã báo cáo chi tiết những vướng mắc, chờ chỉ đạo của Chính phủ.

Nói thêm về việc thoái vốn nhiều năm qua vẫn chưa hoàn tất ở đơn vị này, bà Phan Linh Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ VH-TT-DL, cho biết vướng mắc nằm ở chỗ nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty Vận tải thủy (Vivaso) không hợp tác tích cực. Đến nay, Vivaso vẫn chưa ra văn bản tính toán các chi phí hợp lý, hợp lệ, tiến hành các thủ tục có liên quan, đề xuất cụ thể về số tiền muốn nhận lại để thực hiện thủ tục hoàn trả cổ phần cho Nhà nước đã mua tại Hãng phim Truyện Việt Nam.

"Bộ VH-TT-DL đã có những văn bản, dự thảo quyết định văn bản luật lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về kiến nghị và phương thức xử lý sự việc này. Tuy nhiên, hai cơ quan trên có ý kiến rằng Bộ VH-TT-DL không thể đơn phương thực hiện thu hồi cổ phần đã bán cho Vivaso mà không có sự thống nhất, thỏa thuận với đơn vị này. Nếu nhà đầu tư chiến lược đưa ra con số cụ thể, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đó sẽ đưa vào dự toán chi hằng năm của Bộ VH-TT-DL" - bà Phan Linh Chi nhấn mạnh.

Trả lời thắc mắc số phận của hãng phim sẽ ra sao trong trường hợp việc thoái vốn hoàn tất, bà Phan Linh Chi cho rằng Bộ VH-TT-DL đã và đang nghiên cứu tìm nhà đầu tư nhưng chưa thành công. "Điện ảnh là một ngành đặc thù, nhiều thách thức, sau đại dịch càng khó khăn hơn. Năm 2017, Đài Tiếng nói Việt Nam từng gửi văn bản muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của hãng, nhưng sau đó rút lại ý định do không đủ tiềm lực tài chính" - bà Chi nói.

Về bản quyền phim của Hãng phim Truyện Việt Nam, bà Chi cho biết Hãng phim Truyện Việt Nam có tổng cộng 291 phim, hiện tại 278 phim gốc đang lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam. 13 phim còn lại không lưu trữ do được sản xuất hợp tác với đơn vị khác. Không có việc các phim của hãng bị ẩm mốc bởi đó chỉ là bản sao.

Rối với cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy trả lời phóng viên về quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sớm hồi hương

Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" thuộc quyền sở hữu cá nhân thì rất có thể sẽ bị bán ra nước ngoài lần nữa hay không, ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, khẳng định dù ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" thuộc sở hữu cá nhân thì cũng sẽ không có chuyện cổ vật quý giá này lại bị bán ra nước ngoài một lần nữa. Theo Thông tư số 19 (năm 2012) của Bộ VH-TT-DL, danh mục di vật cổ vật không được đưa ra nước ngoài bao gồm di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9-1945, trong đó bao gồm ấn tín.

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Cục Di sản văn hóa cam kết bảo đảm thực thi đúng quy định pháp luật. Cổ vật có thể đưa ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm để quảng bá văn hóa Việt Nam hoặc nghiên cứu, bảo quản, phục chế do điều kiện công nghệ trong nước chưa đáp ứng được.

"Di vật, cổ vật thuộc sở hữu tư nhân do Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cho phép theo đề nghị bằng văn bản của giám đốc Sở VH-TT-DL trên cơ sở đơn xin phép của chủ sở hữu di vật, cổ vật đó" - ông Trần Đình Thành nhấn mạnh. Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết chuyến hồi hương của ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" sẽ sớm có kết quả trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6-2023. Hiện chưa thể cung cấp thông tin cụ thể vì phải thực hiện cam kết giữa các bên và tiến hành thủ tục để đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" hồi hương theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam và Pháp. 

Tranh chấp tên gọi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam

Liên quan đến vụ tranh chấp tên gọi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT-DL) Phạm Thị Kim Oanh cho biết cục này nhận được hồ sơ đăng ký và đã cấp giấy chứng nhận bản quyền cho Công ty Minh Khang tác phẩm viết kịch bản chương trình cuộc thi Hoa hậu Hòa Bình Việt Nam 2023 theo trình tự thủ tục hồ sơ nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật. Công ty Sen Vàng cũng nộp hồ sơ để đăng ký hai tác phẩm và đã cấp giấy chứng nhận bản quyền cho kịch bản cuộc thi nhan sắc Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam vào ngày 8-4-2022 cùng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng logo Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam vào ngày 10-5.

Theo bà Kim Oanh, trong quá trình nộp hồ sơ này cũng như các thủ tục kèm theo, Công ty Sen Vàng đã nộp văn bản cho phép của Tổ chức Hoa hậu Hòa bình quốc tế đó là Miss Grand International cùng với các nhãn hiệu hàng hóa Miss Grand International đã được bảo vệ tại Việt Nam. Do đó, trên cơ sở các thông tin, hồ sơ Cục Bản quyền tác giả đã cấp cho các bên liên quan theo trình tự pháp luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo