xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ráo riết truy thu 3 tấn cà phê nhuộm pin

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

Làm việc với Công an tỉnh Đắk Nông, các đối tượng sản xuất, buôn bán tạp phẩm cà phê nhuộm pin vẫn không khai nhận mục đích sản xuất có cho người hay không

Chiều 18-4, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức cuộc họp báo "thông tin liên quan về việc sản xuất thực phẩm kém chất lượng xảy ra tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp".

Bán 3 tấn tạp chất nhuộm than pin ra thị trường

Theo thông cáo báo chí, từ ngày 15 đến 17-4, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện tại cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) làm chủ, nhân công đang dùng dung dịch hỗn hợp nước và pin để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê. Phòng Cảnh sát Môi trường đã phối hợp với ngành chức năng lập biên bản, niêm phong hơn 21 tấn phế phẩm cà phê đã ngâm, tẩm nhuộm đen và được đóng bao bì, 40 lít dung dịch, 35 kg pin bị đập dẹp, 192 kg lõi, nắp và vỏ pin.

Đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết trong quá trình điều tra, bà Loan thừa nhận đã có hành vi sử dụng pin đập dập hòa vào nước, sau đó ngâm tẩm vỏ cà phê, cà phê phế liệu rồi phơi khô đóng bao. Cơ quan công an đã triệu tập bà Loan, Nguyễn Xuân Bảo (chồng bà Loan) và Ngô Ngọc Sơn (người trực tiếp nhuộm tẩm) lên cơ quan công an làm việc. Tuy nhiên, các đối tượng này quanh co, chưa chịu khai nhận mục đích của việc nhuộm tạp chất với than pin để làm gì.

Ráo riết truy thu 3 tấn cà phê nhuộm pin - Ảnh 2.

Cơ sở sản xuất tạp phẩm cà phê nhuộm than pin của bà Nguyễn Thị Thanh Loan tại Đắk Nông

Cơ quan công an một mặt đấu tranh với các đối tượng, một mặt xác minh điều tra từ những người cung cấp phế phẩm, tài xế chở hàng và người mua sản phẩm. Ngoài ra, cơ quan công an cũng phối hợp với công an các địa phương mà bà Loan bán tạp chất để làm rõ vụ việc; đồng thời, trưng cầu giám định nguồn nguyên liệu, các nguồn hóa chất thu giữ để làm căn cứ xử lý.

Cũng theo đại tá Quy, bước đầu, bà Loan khai nhận bán 3 tấn tạp chất như trên cho một người ở tỉnh Bình Phước nên đang phối hợp với công an các địa phương để thu giữ vì đây là vật chứng của vụ án.

"Đến thời điểm này, vẫn chưa thể khẳng định mục đích của bà Loan sản xuất các phế phẩm này để bán ra thị trường làm thực phẩm cho con người hay không. Cơ quan công an vẫn đang tiếp tục đấu tranh, làm rõ, thu thập các chứng cứ liên quan từ mua về, xuất bán đi để xác định các nguyên liệu này có xay ra để bán làm đồ uống hay không. Nếu làm rõ được vấn đề này thì mấu chốt của vụ án được giải quyết. Quá trình điều tra, xác minh theo 2 hướng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì xử lý hình sự, nếu không đủ thì xử lý hành chính theo quy định. Chiều hướng điều tra là chứng minh động cơ, mục đích vi phạm pháp luật" - đại tá Quy nói.

Sản xuất ra, ai mua thì bán (?)

Ông Lê Văn Thị, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp, cho biết bà Loan được cấp giấy phép kinh doanh lĩnh vực thu mua nông sản đăng ký lần đầu ngày 19-8-2016, đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 31-10-2017. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bà Loan mở mã số thuế, đóng thuế môn bài, đóng thuế hằng tháng cho địa phương nhưng ông Thị không nhớ số tiền thuế đã đóng. "Chính quyền địa phương rất quan tâm đến sức khỏe của người dân, thường xuyên triển khai các đoàn đi kiểm tra" - ông Thị nói.

Theo ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Nông, cơ sở này thuộc quản lý của ngành nông nghiệp nhưng theo phân cấp thì do UBND huyện quản lý. Bộ NN-PTNT rất quan tâm vấn đề này nên đơn vị đã báo cáo sơ bộ.

Ông Chương cũng thừa nhận cơ sở này đăng ký kinh doanh mua bán nông sản nhưng thực hiện việc sơ chế. Vị trí sản xuất nằm khuất, thời gian làm việc gần như đóng cửa, rất lén lút và chưa được cơ quan nào kiểm tra, giám sát. Tại thời điểm kiểm tra, 3 đối tượng khai nhận gần như trùng khớp khi khai rằng "Sản xuất ra, ai mua thì bán!".

Kết luận buổi họp báo, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, cho rằng việc bắt quả tang cơ sở nhuộm chất độc hại là chiến công của Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh và được UBND tỉnh thưởng "nóng" nhưng nhìn tổng thể thì vẫn còn nhiều sơ hở trong việc quản lý. Do đó, các lực lượng, địa phương cần tăng cường, phối hợp chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 

Lo ngại ảnh hưởng thương hiệu cà phê

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Chương cũng đề nghị báo chí không xoáy sâu vì chưa khẳng định được sản xuất để làm thực phẩm hay không làm thực phẩm. "Chúng ta nói nhiều về việc vỏ cà phê với pin mà quên mất hạt cát để trộn vào. Chúng tôi đã lấy mẫu hạt cát nhưng tới thời điểm này chưa giám định phân tích vì nếu làm thực phẩm thì phân tích những chất nguy hại đối với con người nhưng nếu làm phân bón thì phân tích những cái khác" - ông Chương nói. Ông Chương cũng dẫn chứng thông tin đăng trên báo chí và cho rằng rất quan ngại, sợ ảnh hưởng đến cà phê rang xay vì hiện nay tỉnh đang tập trung xây dựng thương hiệu cà phê.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo