xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quốc hội chất vấn các vấn đề nóng

VĂN DUẨN ghi

Từ sáng nay (6-11) đến hết 8-11, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông "đăng đàn" trả lời

Cùng tham gia trả lời có các phó thủ tướng và các bộ trưởng, trưởng ngành liên quan. Chiều 8-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Báo Người Lao Động ghi nhận ý kiến của một số ĐBQH trước phiên chất vấn.

ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên):

Chất vấn về đề bạt, bổ nhiệm cán bộ

Quốc hội chất vấn các vấn đề nóng - Ảnh 1.

Tôi đã được cử tri gửi gắm tâm tư và kiến nghị liên quan đến lĩnh vực thông tin - truyền thông (TT-TT) và nội vụ. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về dịch vụ truyền thông có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ; việc quản lý các nội dung, chương trình truyền hình liên quan đến yếu tố trẻ em mang tính chất thương mại còn quá lỏng lẻo và đang gây ra nhiều hệ lụy.

Đối với lĩnh vực nội vụ, cử tri đang rất quan tâm đến các quy định về đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, việc xử lý kỷ luật đối với những cán bộ chủ chốt gây ra sai phạm hoặc có liên quan đến những vụ sai phạm gây chú ý dư luận. Liệu đang có lỗ hổng nào về pháp luật hay do lỗ hổng về nhận thức, tư duy của những người đang được trao quyền thực thi chính sách pháp luật?

ĐBQH và cử tri quan tâm các vấn đề ĐB đặt ra sẽ được các bộ trưởng trả lời đúng trọng tâm, trọng điểm, thể hiện rõ quan điểm trước những vấn đề gai góc thuộc trách nhiệm ngành mình còn tồn tại, vướng mắc, đưa ra các nhóm giải pháp có tính cam kết gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ):

Nghiên cứu xây dựng Luật Chống tin giả

Quốc hội chất vấn các vấn đề nóng - Ảnh 2.

Với lĩnh vực công thương, chúng tôi quan tâm rất sát đến việc xử lý các đại dự án thua lỗ nhưng quả thực chưa thấy có nhiều chuyển biến; nhiều dự án vẫn thua lỗ, "đắp chiếu" chưa có giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ hay tạo ra sự chuyển biến căn cơ. Đây là điều rất đáng lo ngại. Vấn đề về điện, giá điện, đặc biệt là tương lai của điện lực Việt Nam trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện như thế nào, có thiếu điện hay không, có dừng việc cắt điện hay không… và nếu để đủ điện thì giải pháp như thế nào?

Đối với lĩnh vực TT-TT, hiện nay, tin giả xuất hiện tràn lan, lừa đảo trên mạng rất nhiều, gây ra lo ngại, bức xúc trong nhân dân, gây thiệt hại nặng nề cho các cá nhân, tổ chức bởi nhiều người, nhiều tổ chức không đủ sức "đề kháng" để chống chọi với tin giả. Do đó, cần nghiên cứu xây dựng Luật Chống tin giả.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình):

Lời hứa của một số "tư lệnh" chưa thực hiện

Quốc hội chất vấn các vấn đề nóng - Ảnh 3.

Nhiều vấn đề được cử tri quan tâm, tại các kỳ họp trước, mặc dù đã được chất vấn và các bộ trưởng đã trả lời và hứa thực hiện nhưng đến nay, nhiều lời hứa vẫn chưa thực hiện. Tại kỳ họp trước, Bộ TT-TT cũng tham gia trả lời chất vấn, giải trình và có những giải pháp về vấn đề giải quyết tin nhắn rác, ảnh hưởng của mạng xã hội, đưa những thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, cán bộ công chức hoặc lừa đảo làm ảnh hưởng đến kinh tế, niềm tin của người dân. Đến nay, tin nhắn rác ngày càng nhiều, tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi, nhiều vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội ảnh hưởng, thậm chí kích động người dân nổi loạn, gây bạo loạn từ mạng xã hội. Làm thế nào để xử lý những vấn đề này?

ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TP HCM):

Giải pháp của bộ trưởng còn chung chung

Quốc hội chất vấn các vấn đề nóng - Ảnh 4.

Tôi mong muốn sau mỗi kỳ chất vấn, các vị bộ trưởng cũng như Chính phủ sẽ có các giải pháp cụ thể giải quyết được các vấn đề mà cử tri và ĐB đề ra. Ví dụ như trong sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường từng trả lời chất vấn nhiều lần nhưng chưa lần nào tôi cảm thấy vui, bởi vì bộ trưởng đưa rất nhiều giải pháp nhưng chưa đưa giải pháp đó đi vào cụ thể để làm sao nông dân có thể sống được và làm giàu từ nông nghiệp.

Việc đưa nông sản ra thị trường không chỉ phục vụ cho xuất khẩu mà phải làm sao để chính người dân sử dụng thấy an toàn. Và các giải pháp về sơ chế, bảo quản cũng cần được cụ thể hóa bằng các chính sách, chủ trương cụ thể chứ không như tình trạng hiện nay. Song song với đó cần có những giải pháp không để xảy ra tình trạng lâu lâu lại phải "giải cứu" một mặt hàng nào đó. Nhiều người sử dụng rất nhiều nông sản nhập khẩu vì người ta nghĩ rằng nó an toàn hơn nông sản trong nước như trái cây, rau củ… Nếu như nông sản Việt Nam thay thế được những sản phẩm đó thì sẽ mang lại nguồn thu rất lớn cho nông dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo