xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng

THU HỒNG

(NLĐO)- Trong công tác vận động người dân bàn giao mặt bằng cho các dự án, ngoài nỗ lực của chính quyền các cấp thì cần có sự chia sẻ từ người dân cũng như chính sách bồi thường tương xứng.

Sáng 8-9, UBND huyện Nhà Bè đã bàn giao 100% mặt bằng của 103 hộ dân còn lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng cầu Long Kiểng để tiếp tục thi công dự án dang dở nhiều năm nay. Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đã dự lễ bàn giao

Ông Võ Văn Hoan nhận định bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong việc triển khai các dự án đầu tư. Từ kết quả 100% hộ dân bàn giao mặt bằng cầu Long Kiểng cho thấy 4 bài học lớn cần phát huy trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nói chung trên toàn thành phố.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng - Ảnh 1.

Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan phát biểu

Thứ nhất, cần sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, sự vận động để người dân đồng cảm, chia sẻ lợi ích chung, lợi ích riêng. Thứ 2, việc tổ chức điều hành linh hoạt, quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp, bởi khi đưa ra cơ chế chính sách đều xuất phát từ thực tiễn địa phương, thực tiễn từng hộ dân mà nếu địa phương không nhạy bén tham mưu cho cấp trên thì công tác bồi thường sẽ gặp khó khăn. 

Thứ 3, thành phố đã vận dụng khá linh hoạt các chính sách ngoài chính sách chung trong phạm vi thẩm quyền của thành phố. Thứ 4 là sự đồng thuận của người dân, người dân thấy trách nhiệm chung nhưng cũng thỏa mãn lợi ích riêng nên đồng thuận.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng - Ảnh 2.

Lễ bàn giao mặt bằng giữa địa phương và chủ đầu tư

"Trong kiến nghị ban hành Luật đất đai sắp tới, thành phố lưu ý về chính sách bồi thường, làm sao giá bồi thường phải sát thị trường, nghĩa là không lệ thuộc khung giá đất mà có bảng giá đất do chính quyền địa phương ban hành. Bảng giá đất này sẽ tùy thuộc đặc điểm dân cư, đặc điểm đô thị, vị trí dự án. Khi giá đất sát thị trường có thể chi phí dự án tăng, phần nhà tái định cư sẽ điều chỉnh tăng, lợi ích doanh nghiệp giảm nhưng tạo ra sự cân bằng mới trong mặt bằng về giá cả nói chung cũng như chính sách bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi"-  Phó chủ tịch thành phố nhấn mạnh

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng - Ảnh 3.

Người dân nhận bằng khen trong lễ bàn giao mặt bằng

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư dự án), chia sẻ sau khi nhận mặt bằng, chủ đầu tư sẽ phấn đấu thi công đưa công trình vào sử dụng tháng 12-2023. 

Theo ông Lương Minh Phúc, cùng với niềm vui tiếp nhận 100% mặt bằng để thi công tiếp cầu Long Kiểng, trong quý IV-2022 và năm 2023, hàng loạt dự án giao thông đã phải tạm dừng thi công do chậm trễ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được bàn giao mặt bằng để tiếp tục thi công.

Cụ thể như các dự án xây dựng cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu, cầu Nam Lý, cầu Ông Bồn, đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức; Dự án xây dựng cầu Vàm Sát 2 tại huyện Cần Giờ; Dự án xây dựng đường Tên Lửa, đường Tân Kỳ - Tân Quý tại quận Bình Tân; Dự án Xây dựng cầu Hang Ngoài tại quận Gò Vấp; Dự án Cải tạo đường Hoàng Hoa Thám, đường Cộng Hòa tại quận Tân Bình; Dự án xây dựng cầu Phước Long, cầu Rạch Đỉa tại Nhà Bè….

"Đây là những trái ngọt đầu mùa, là kết quả của quá trình quan tâm chỉ đạo, triển khai quyết liệt của lãnh đạo thành phố, toàn hệ thống chính trị các địa phương, các Sở ngành, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong suốt 2 năm tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên toàn địa bàn thành phố" - ông Phúc cho hay.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng - Ảnh 4.

Phần mặt bằng người dân vừa bàn giao trong tháng 8-2022

Dự án xây mới cầu Long Kiểng được UBND TP HCM phê duyệt từ năm 2001 với chiều dài cầu 318m, rộng 15m, tổng mức đầu tư 589 tỉ đồng. Về giải phóng mặt bằng, có 2,6 ha đất cần phải thu hồi, liên quan đến 128 trường hợp, hộ dân.

Giai đoạn 1, trên cơ sở mặt bằng của 25 hộ dân được UBND huyện Nhà Bè bàn giao tháng 7-2018, chủ đầu tư đã khởi công xây dựng cầu Long Kiểng và đã thi công xong các trụ T1, T2, T3, T4, T5, T6, T8 (đạt khoảng 40% tổng khối lượng công trình) nhưng  phải tạm dừng thi công do chờ mặt bằng từ 103 hộ dân còn lại.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng - Ảnh 5.

Công trình thi công trở lại

Từ năm 2020, chính quyền thành phố, các sở, ngành chỉ đạo UBND huyện Nhà Bè cùng chủ đầu tư tập trung tháo gỡ các vướng mắc, vận động, thuyết phục người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng,

Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra 4 bài học từ cầu Long Kiểng - Ảnh 6.

Cầu Long Kiểng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023

Sau hơn 2 năm tập trung tháo gỡ, toàn bộ 100% mặt bằng của 103 hộ dân được UBND huyện Nhà Bè bàn giao chủ đầu tư với sự đồng thuận cao của người dân, không có trường hợp nào phải cưỡng chế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo