xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phía sau vòng nguyệt quế

Dương Quang

Xếp hạng 3 trong 82 thành phố đáng đặt chân đến nhất thế giới năm 2020 - kết quả khảo sát của InterNations vừa công bố như một chiếc vòng nguyệt quế trao cho TP HCM.

Nhưng chắc rằng TP không "ngủ quên" trên bất kỳ vòng nguyệt quế nào, bởi còn đau đáu bao vấn đề phải giải quyết. Trong những ngày Báo Người Lao Động tổ chức thực hiện và khởi đăng loạt phóng sự - ghi chép "Đất lành TP Hồ Chí Minh" (tiếp sau công bố của InterNations) cũng là lúc chính quyền TP đang xây dựng đề cương chi tiết Đề án tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách TP. Mục tiêu của đề án này là TP cần thêm nguồn lực để phát triển bền vững và duy trì tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn.

Cùng lúc, TP cũng vừa tổng kết thu chi ngân sách năm 2019. Theo đó, tiếp tục vượt chỉ tiêu thu ngân sách trung ương giao và 2019 là năm đầu tiên TP có số thu ngân sách vượt trên mốc 400.000 tỉ đồng. Tính đến nay, TP HCM vẫn giữ kỷ lục cao nhất nước về đóng góp ngân sách cho quốc gia với 28%, dẫn đầu toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức đóng góp khoảng 24% tổng sản phẩm quốc nội và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Về thu hút đầu tư, lũy kế tới nay, TP đã có trên 8.000 dự án FDI với tổng mức đầu tư đạt 45 tỉ USD và 152 dự án PPP (công - tư) đã và đang triển khai với tổng mức đầu tư đạt 20 tỉ USD. Năng suất lao động năm 2018 gấp 2,9 lần năng suất bình quân cả nước... Rõ ràng, TP vừa là đầu tàu kinh tế vừa là động lực phát triển của cả nước.

Đóng góp lớn như vậy nhưng TP HCM chỉ được giữ lại 18% tổng thu ngân sách (2000-2003 là 33%, 2007-2010 còn 26%, 2017-2020 cắt tiếp, còn 18%). TP còn là địa phương chi tiêu tiết kiệm khi tổng chi ngân sách của TP chỉ chiếm khoảng 4,9% tổng chi ngân sách cả nước. Dân số TP tính theo thống kê là gần 10 triệu người (chiếm gần 10% dân số cả nước, thực tế thì đông hơn), tính ra mức thu ngân sách đầu người của TP bằng 2,9 lần bình quân cả nước nhưng mức chi ngân sách cho 1 người dân của TP chỉ tròm trèm 50% mức chi bình quân cả nước.

Ai cũng thấy như thế là quá thiệt thòi cho TP HCM, không chỉ so với 3 TP trọng yếu khác ở 3 miền (Hà Nội được giữ lại 35%, Đà Nẵng 68%, Cần Thơ 91% - số liệu năm 2019) mà so với các đô thị có số dân tương đương trên thế giới, mức thấp nhất được giữ lại cũng đã 33% (Paris - Pháp). Sự bất hợp lý về phân bổ tài chính công này là lực cản không riêng đối với mục tiêu phát triển của TP mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nhiều địa phương, vùng kinh tế và cả nước.

Hẳn nhiên, TP sẽ huy động nhiều nguồn lực để phục vụ phát triển nhưng nguồn lực tài chính là quan trọng nhất. Việc thiếu hụt khoảng 10.000 tỉ đồng mỗi năm (do giảm tỉ lệ ngân sách được giữ lại) khiến TP gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết căn cơ những vấn đề đang gặp phải, từ đó khó tạo đà bứt phá.

Ở đâu sử dụng hiệu quả các nguồn lực thì ở đó cần nhận được mức phân bổ hợp lý. TP HCM xứng đáng được phân bổ ngân sách hợp lý, không ai có thể phủ nhận điều này! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo