xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển kinh tế phải đi cùng văn hóa

Bài và ảnh: Trường Hoàng

TP HCM xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển, chú trọng khơi gợi tính chủ động và sáng tạo trong nhân dân nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ngày 20-4, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Huy động các nguồn lực

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 33, TP đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, xây dựng con người, phát huy phẩm chất yêu nước, đoàn kết, năng động, vượt khó, nhân ái, nghĩa tình của nhân dân TP. Bên cạnh đó, trong những năm qua, TP cũng luôn đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng đời sống, phát triển thị trường văn hóa bằng cơ chế, chính sách theo điều kiện đặc thù của TP..., từ đó từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Ðặc biệt, hoạt động xã hội hóa tại TP đã phát triển mạnh, bước đầu hình thành thị trường hoạt động, biểu diễn văn hóa nghệ thuật phong phú, sôi động trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa kéo theo sự xâm nhập của lối sống ngoại lai thiếu lành mạnh làm nhạt phai giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Kinh tế - xã hội phát triển nhanh kèm theo những biến đổi phức tạp, tác động nhiều chiều, đặt ra những vấn đề mới trong công tác lý luận, dẫn đến sự lúng túng trong hoạt động của đội ngũ sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật và cán bộ quản lý, tham mưu trên lĩnh vực văn hóa.

Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng nhanh trong khi công tác quản lý đô thị còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa. Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Ðảng trên một số lĩnh vực còn chậm. Các quy định về chế độ đãi ngộ đối với lao động nghệ thuật đặc thù như nghệ thuật truyền thống, hàn lâm, xiếc, múa... chưa tương xứng, khó thu hút nhân tài.

Phát triển kinh tế phải đi cùng văn hóa - Ảnh 1.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng trao đổi với các đại biểu tại buổi làm việc

Đầu tư chưa xứng tầm

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết 33 của TP HCM khi đã tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng phát triển văn hóa con người. Cụ thể, TP HCM đạt nhiều kết quả quan trọng: Ðặt văn hóa ngang hàng với kinh tế - chính trị trong nhận thức; coi "nghĩa tình", "văn minh" là những thành tố quan trọng, ngang hàng "hiện đại", "phát triển" về kinh tế.

Tuy nhiên, ông Võ Văn Thưởng cho rằng TP còn phải cố gắng nhiều khi đầu tư văn hóa vẫn chưa tương xứng so với yêu cầu, vị trí của TP. "Từ sau giải phóng đến nay, chúng ta xây được Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành nhưng đã có bao nhiêu nhà hát biến thành trung tâm thương mại, nhà hàng, quán cà phê? Cái xây mới vẫn ít hơn cái mất đi. Hệ thống bảo tàng, thư viện chưa tương đương trong khu vực. Một số tủ trưng bày ở bảo tàng hiện nay vẫn y như cũ và xập xệ hơn thời tôi còn là sinh viên đại học đến tham quan. Ðời sống thực tiễn TP luôn sôi động, ẩn chứa nhiều điều mới mẻ nhưng tại sao tác phẩm văn học nghệ thuật hiện nay lại chưa phản ánh được thực tế đó, chưa có những tác phẩm xứng tầm?" - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Trần Lưu Quang, TP HCM với hơn 10 triệu dân, đón khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế và gần 30 triệu lượt khách nội địa hằng năm, khoảng 55% người đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế TP... Do đó, TP chịu áp lực không nhỏ trong việc xây dựng đời sống, môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu không chỉ của người dân TP mà còn cả du khách. "Có thể nói, kết quả thực hiện Nghị quyết 33 vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, yêu cầu và cả nguồn lực sẵn có. TP ý thức được rằng phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu và sự kỳ vọng này" - ông Trần Lưu Quang nhìn nhận.

Pháp luật là "bà đỡ" cho đạo đức

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho rằng xây dựng văn hóa, phát triển con người đòi hỏi cả xây và chống. Xây là cơ bản, chống phải quyết liệt, trong đó pháp luật chính là "bà đỡ" cho đạo đức. Không xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật; vi phạm kỷ luật, kỷ cương của Ðảng thì khó thể có đạo đức xã hội.

"TP HCM luôn là tâm điểm dư luận thu hút sự quan tâm của cả nước trong việc thực hiện Nghị quyết 33 nói riêng và các chủ trương, chính sách của Ðảng nói chung. Vì vậy, TP cần tiếp tục phát huy là nơi kiểm chứng thực tiễn đóng góp cho việc hình thành, hoàn thiện đường lối của Ðảng; những mô hình, cách làm hay nhân rộng cho cả nước" - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng mong muốn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo