xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

PHÁT TRIỂN ĐBSCL THEO PHƯƠNG CHÂM "8G": Giao thông đi trước mở đường

TRẦN HỮU HIỆP

Giải bài toán giao thông bằng huy động vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên, bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình và kết nối các phương thức

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong 3 khâu đột phá ĐBSCL, thời gian qua được tập trung đầu tư, tạo diện mạo mới. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hàng hải và hàng không trong vùng, các trục dọc huyết mạch, đường ngang, cầu vượt sông lớn như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống, Cao Lãnh, Đầm Cùng, Năm Căn... đã tạo ra mạng lưới giao thông tốt hơn. Nhiều công trình giao thông trọng điểm gần đây được khởi công, cho chủ trương đầu tư hứa hẹn tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và cả nước, mở đường cho vùng này phát triển nhanh hơn.

"Chữ G" dẫn dắt phát triển

Từ cuối năm 2020 đến nay, liên tục những tin vui liên quan việc quyết định chủ trương, bố trí vốn, khởi công và chạy nước rút các công trình giao thông trọng điểm ở miền Tây thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, tạo nhiều kỳ vọng cho người dân. Các công trình như cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ được khởi công. Các tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu được xúc tiến nghiên cứu. Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài hơn 130 km, vốn dự kiến hơn 47.000 tỉ đồng, cũng được cho chủ trương xây dựng bằng vốn ngân sách trung hạn, giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trước yêu cầu phát triển thì giao thông của vùng này vẫn đang vướng nhiều điểm nghẽn với 3 nút thắt lớn: thiếu vốn, thi công công trình chậm tiến độ và đầu tư không đồng bộ theo kiểu "ngắt khúc". Vùng này vẫn đang "đói" đường cao tốc, "khát" đường giao thông. Vì vậy, chữ "G - giao thông" đầu tiên trong phương châm "8G" phát triển vùng của Thủ tướng càng có ý nghĩa quan trọng. Giao thông không chỉ đi trước mở đường mà còn là yếu tố, điều kiện để gắn kết với các "G" khác. Giao thông liên quan mật thiết với "G - giang", giao thông thủy và thủy lợi. ĐBSCL có tiềm năng to lớn về giao thông vận tải thủy. Giao thông còn gắn kết chặt chẽ với các yếu tố văn hóa, du lịch, liên kết vùng, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng theo phương thức đầu tư đa mục tiêu...

Giao thông là mạch máu, là điều kiện vật chất và là yếu tố tạo ra không gian thông suốt để thực thi liên kết nội vùng, liên vùng với "G - gắn" - gắn kết trung ương - địa phương, nhà nước - thị trường, người dân - doanh nghiệp, trong nước - các tổ chức, nhà đầu tư quốc tế và đặc biệt là vùng ĐBSCL - TP HCM, các vùng miền trong cả nước để cùng phát triển bền vững.

Giao thông mở đường giúp tiềm năng kinh tế, văn hóa, xã hội được "khơi thông" cũng được gắn kết với "G - giáo"(giáo dục), phát huy nhân tài (G - giỏi) cũng chính là tiền đề cho "G - giàu" - sự phát triển, giàu có trong tương lai, góp phần giải quyết vấn đề về "G - giới", "G - già"- già hóa dân số, tình trạng xuất cư của gần 1,3 triệu người của vùng đất này đi nơi khác tìm kế sinh nhai vốn đã trở thành nổi nhức nhối của xứ "cò bay thẳng cánh".

PHÁT TRIỂN ĐBSCL THEO PHƯƠNG CHÂM 8G: Giao thông đi trước mở đường - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để ĐBSCL phát triển.Ảnh: DUY KHƯƠNG

Mệnh lệnh phát triển, tháo điểm nghẽn

Thủ tướng chỉ rõ yêu cầu đầu tiên trong phương châm "8G" là phải dồn lực và tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông thủy lợi, hạ tầng logistics và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung của toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc, tạo sự kết nối thuận tiện, chi phí thấp, thúc đẩy giao thương, mở mang kinh tế cho người dân, làm cơ sở ứng phó hiệu quả với thách thức của BĐKH.

Tinh thần xuyên suốt của Nghị quyết 120 với tinh thần "thuận thiên", không cố chống chọi với tự nhiên để thích ứng nhưng không phụ thuộc trời đất, tác động thế nào cũng được. Vì vậy, những công trình giao thông, thủy lợi đầu tư mang lại hiệu quả vẫn cần được quan tâm, những nơi sạt lở, gây mất mát cho đồng bào thì phải đầu tư. Tầm nhìn của người đứng đầu Chính phủ quá rõ ràng. Vấn đề là việc tổ chức triển khai hiệu quả, đi trên con đường theo đúng tầm nhìn đó một cách chủ động.

Phương châm "8G" là triết lý, thể hiện tầm nhìn phát triển, rất cần hiện thực hóa bằng kế hoạch 5 năm, hằng năm, bằng chương trình, dự án đầu tư cụ thể, bằng nguồn lực cụ thể, bằng giải pháp công trình lẫn phi công trình. Cần xác định đúng nhu cầu bức xúc, nhận diện điểm nghẽn giao thông là quan trọng nhưng quyết tâm và giải pháp khả thi để tháo điểm nghẽn chính là mệnh lệnh phát triển. Phải tìm ra lời giải cho bài toán khó giao thông bằng huy động vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên, bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình và kết nối các phương thức giao thông. Đó cũng chính là việc khơi thông mạch máu phát triển đồng bằng cho giai đoạn mới. Theo đó, 5 năm tới, ưu tiên phát triển các trục giao thông xương sống theo trục dọc Bắc Nam, tuyến ven biển, các trục ngang kết nối vùng, liên vùng, tạo ra các hành lang kinh tế để mở rộng không gian phát triển, tạo quỹ đất mới để xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, các khu dân cư xung quanh tạo thành một động lực phát triển mới.

Về phía địa phương, cần chủ động, đặt mục tiêu cao hơn để trên cơ sở đó tính toán, tận dụng tất cả cơ hội, giải pháp để phát triển nhanh. Xác định đúng nhu cầu bức xúc, nhận diện điểm nghẽn giao thông là quan trọng nhưng quyết tâm và giải pháp khả thi để tháo điểm nghẽn chính là mệnh lệnh phát triển. Phải tìm ra lời giải cho bài toán khó giao thông bằng huy động vốn đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên, bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình và kết nối các phương thức giao thông. Đó cũng chính là việc khơi thông mạch máu phát triển đồng bằng cho giai đoạn mới.

Với tư duy mới trong phát triển vùng, yêu cầu kết nối nội vùng và liên vùng, chủ động bố trí vốn ngân sách và tạo ra cơ chế, hành lang pháp lý thông thoáng để ngành, địa phương chủ động huy động vốn đầu tư, cánh cửa giao thông "đi trước mở đường" phát triển đang được kỳ vọng, hiện thực hóa phương châm "8G" của Thủ tướng.

Năm 2025, hoàn thành 300 km đường cao tốc

Theo Bộ Giao thông Vận tải, về đường bộ, thời gian tới sẽ ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư các tuyến cao tốc trục dọc kết nối ĐBSCL với TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ cũng như các tuyến kết nối nội vùng như: Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số hạng mục trên tuyến N2 từ Cao Lãnh - Rạch Sỏi để bảo đảm khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 300 km đường bộ cao tốc trong vùng. Về đường thủy nội địa, sẽ nạo vét, bảo đảm chuẩn tắc các luồng đường thủy có lưu lượng lớn; đầu tư luồng kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 để tháo điểm nghẽn trên tuyến đường thủy kết nối vùng ĐBSCL với TP HCM...

Công Tuấn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo