xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Ông Bí thư nông dân”!

CÔNG TUẤN. Ảnh: Báo Hậu Giang

(NLĐO) - Chính vì sự giản dị, gần gũi, thấu hiểu với nhà nông nên ông Bảy Chánh được nhiều người dân Hậu Giang gọi là “Ông Bí thư nông dân”.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, những tưởng ông Bảy Chánh (Trần Công Chánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang) sẽ đang tận hưởng cuộc sống nhàn nhã, điền viên bên người thân tại TP Cần Thơ sau khi được Trung ương chấp thuận cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng vào ngày 1-1-2018. Nào ngờ, ông vẫn luôn trăn trở, hướng về cuộc sống của người dân Hậu Giang, dù sức khỏe của ông nay ốm, mai đau.

“Ông Bí thư nông dân”! - Ảnh 1.

Ông Bảy Chánh (đứng, cầm đũa) trong một lần ăn Tết với những hộ nghèo ở Hậu Giang

Còn nhớ, cách ngày nghỉ hưu không xa, khi hay tin Nhà máy giấy Lee & Man ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành bị người dân "tố" tiếp tục gây ô nhiễm, ông Bảy Chánh tức tốc chạy xuống trong bộ đồ "nông dân" mà ít ai dám nghĩ đấy là một Bí thư Tỉnh ủy. Sau khi đi khảo sát và lắng nghe các hộ dân phản ánh, ông liền chỉ đạo đại diện nhà máy giấy phải khẩn trương trả lại môi trường sạch cho người dân như đã cam kết. Kể từ ngày đó đến nay, chuyện ô nhiễm ở nhà máy giấy này không còn bị người dân kêu ca như trước nữa.

“Ông Bí thư nông dân”! - Ảnh 2.

"Ông Bí thư nông dân" trong một lần khảo sát mô hình trồng mãng cầu

Cuối tháng 12 vừa qua, mặc dù bác sĩ dặn kỹ là phải trở lên TP HCM tái khám đủ thứ bệnh trong người nhưng hay tin dự báo trung tâm càn quét của cơn bão số 16 là các tỉnh ĐBSCL, ông Bảy Chánh gác lại chuyến đi để cùng các lãnh đạo tỉnh và ban ngành đoàn thể túc trực chỉ đạo người dân Hậu Giang sơ tán và ứng phó với bão dữ. Cơn bão đi qua, tại một cuộc họp báo cấp tốc, gương mặt ông Bảy Chánh trở nên nhẹ nhõm, vui tươi như thể ông vừa khỏi bệnh.

“Ông Bí thư nông dân”! - Ảnh 3.

Khảo sát mô hình trồng sen mùa nước nổi

Hậu Giang là tỉnh thuần nông, "bị" tách ra từ "đàn anh" Cần Thơ đã tròn 14 năm nhưng đến nay cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo thuộc "tốp" của khu vực. Hiểu được cuộc sống vất vả của người dân, đặc biệt là những người làm nông, ông Bảy Chánh từ lúc còn làm chủ tịch tỉnh đến khi "lên chức" bí thư đã luôn sát cánh cùng nông dân. Hay tin chỗ nào vừa có mô hình làm kinh tế đạt kết quả khả quan, ông Bảy Chánh liền đi thị sát và có những chỉ đạo kịp thời để nông dân phải vững tâm nhưng đừng quá nóng vội mà nhân rộng mô hình kẻo bị "sụp bẫy" thương lái, doanh nghiệp không rõ trụ sở, chi nhánh.

“Ông Bí thư nông dân”! - Ảnh 4.

Thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng

Chính vì sự giản dị, gần gũi, thấu hiểu với nhà nông nên ông Bảy Chánh được nhiều người dân Hậu Giang gọi là "Ông Bí thư nông dân". Không giống như một số lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh khác, điện thoại cá nhân của ông Bảy Chánh ai gọi ông cũng bắt máy. Lúc nào bận họp, không nghe điện thoại được thì ông Bảy Chánh luôn chủ động gọi lại sau khi cuộc họp kết thúc. Vì thế, rất nhiều nông dân có chuyện vui, buồn gì cũng thường gọi điện để chia sẻ cùng "Ông Bí thư nông dân".

Ông Bảy Chánh cho rằng mình sinh ra, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, có thời gian dài gắn bó với quân đội và thường đi giúp dân gặt lúa, cất nhà… nên ông đã "thấm" nỗi khó khăn, cực khổ của nông dân. Vì thế, khi chuyển từ quân đội sang làm lãnh đạo tỉnh, ông trăn trở làm sao giúp cho nhà nông tỉnh nhà thoát nghèo, vươn lên làm giàu để "bằng chị, bằng em" với người ta.

“Ông Bí thư nông dân”! - Ảnh 5.

Tấm danh thiếp "đặc biệt" của "Ông Bí thư nông dân"

Đấy chính là lý do lúc nào ông Bảy Chánh cũng mang theo những tấm danh thiếp "đặc biệt" bên người. "Đặc biệt" là vì trên tấm danh thiếp ấy, "Ông Bí thư nông dân" còn "tranh thủ" gửi cả tâm huyết của mình vào đó bằng cách in các loại nông, thủy sản chủ lực của tỉnh Hậu Giang để giới thiệu đến bạn bè, đối tác như: cây mía, trái khóm, cá thác lác, cá rô đầu vuông, cá tra, bưởi…

Trong một chuyến công tác tới Hậu Giang, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận xét rằng ông Bảy Chánh là một lãnh đạo có tính trung thực, khẳng khái, sống có tình cảm và phong cách bình dị của con nhà nông. Dù vậy, trong công việc thì ông Bảy Chánh có tinh thần trách nhiệm rất cao.

Phát biểu tại một sự kiện cận ngày nhận quyết định nghỉ hưu, ông Bảy Chánh gửi gắm đến những người sẽ thay thế vị trí của ông rằng: "Các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống của Đảng bộ, không ngừng xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, gắn bó máu thịt với nhân dân, vì sự phát triển chung của tỉnh nhà; Phát huy tối đa và thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong nhân dân với phương châm "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin", kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện xâm hại đến lợi ích chính đáng của tập thể và cá nhân…".

Gặp chúng tôi vào một ngày giáp Tết, ông Bảy Chánh tâm sự rằng: "Tôi luôn xem mình là người con của nông dân. Vì thế, từ lý luận đến thực tiễn chỉ một mục tiêu duy nhất đó là làm được những gì tốt nhất cho dân, qua đó giúp người dân có được cuộc sống ấm no là điều khiến tôi hạnh phúc nhất. Bây giờ, dù đã nghỉ hưu nhưng tôi sẽ luôn dõi theo sự phát triển của Hậu Giang, sẽ giúp Hậu Giang và người dân tỉnh này bằng khả năng và sức lực có thể của mình…".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo