xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

Bài và ảnh: MINH CHIẾN

Dù đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn đã và đang nỗ lực khai thác thị trường, tìm kiếm đối tác để bảo đảm việc làm cho người lao động

Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều ngành, lĩnh vực điêu đứng khi nguồn cung đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, đơn hàng bị hủy khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải đối mặt với bài toán bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động (NLĐ).

Lao động có việc làm giảm mạnh

Dù vậy, theo Bộ Công Thương, các DN đã nhanh chóng bắt nhịp vào giai đoạn "bình thường mới". Số lượng DN thành lập và trở lại hoạt động tăng nhưng sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục mức công suất như trước đại dịch, bởi khan hiếm nguyên liệu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Dệt may và da giày là 2 ngành sản xuất chịu tác động rất lớn do đại dịch Covid-19. Các chỉ số của ngành dệt may đều giảm so với cùng kỳ trong khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại 6 tháng đầu năm cũng giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Các DN sản xuất gặp khó khăn khi xuất khẩu bị gián đoạn tại các thị trường chính như Mỹ và châu Âu.

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động - Ảnh 1.

Doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường mới để tạo việc làm cho người lao động

Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng hóa không xuất khẩu được là những khó khăn mà ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ. Nhiều DN phải cắt giảm quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hiện có hàng trăm ngàn lao động của các DN gỗ đang thất nghiệp.

Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), cho biết lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Cụ thể, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý II/2020 là 51,8 triệu người, giảm 2,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lao động ngành công nghiệp giảm mạnh nhất với 324.600 người.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trước những khó khăn rất lớn do dịch bệnh, DN vẫn cố gắng để giữ chân NLĐ. Tuy nhiên, ông Trường cho biết việc chuyển hướng sang sản xuất một số mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao cho thị trường nội địa cũng chỉ là giải pháp tình thế. Do lượng đơn hàng bị hủy lớn nên chỉ giữ chân được NLĐ từ 3-6 tháng.

Thay đổi để giữ chân người lao động

Các DN đang cố gắng "giữ chân" NLĐ bằng việc sắp xếp lại lao động, giãn việc, tận dụng cơ hội để kinh doanh các sản phẩm mà người tiêu dùng đang cần, từ đó tạo thêm việc làm mới.

Là DN trong lĩnh vực may mặc ở tỉnh Bắc Ninh, ông Hoàng Minh Khang, Tổng Giám đốc Công ty May thời trang quốc tế Thuận Thành, cho biết đang tìm kiếm thêm đối tác ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Bước đầu, công ty đã ký kết các hợp đồng gia công khẩu trang, quần áo để xuất khẩu sang các quốc gia này. Theo ông Khang, với hơn 2.000 lao động, bài toán về bố trí việc làm khiến DN gặp không ít khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội để DN tái cơ cấu, đưa ra các mô hình sản xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đại diện DN này kiến nghị Chính phủ có thêm những gói hỗ trợ sát với thực tế, DN dễ dàng tiếp cận hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trong khi đó, ông Nguyên Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên, cho rằng trong bối cảnh hiện nay, DN cần thay đổi phương thức tìm kiếm đối tác, thỏa thuận và ký hợp đồng. Theo đó, các DN nên giới thiệu sản phẩm, chào hàng, ký hợp đồng qua mạng để bớt các khâu trung gian và đáp ứng được yêu cầu khi nhiều quốc gia đang hạn chế đi lại. Bên cạnh đó, DN cần tận dụng khoảng thời gian này để đào tạo, nâng cao tay nghề cho NLĐ nhằm tăng năng suất.

Điều tiết sản xuất để bảo đảm việc làm cho NLĐ là giải pháp được các DN vận dụng trong bối cảnh hiện nay. Đại diện Công ty TNHH Power Tech - chuyên sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Thái Nguyên, cho biết dù lượng hàng hóa có giảm trong những tháng qua nhưng công ty vẫn duy trì việc làm cho NLĐ. Ngoài ra, công ty cũng đang tích cực tìm kiếm thêm các đối tác mới, mở rộng thị trường.

Để hỗ trợ các DN trong việc phục hồi sản xuất - kinh doanh những tháng cuối năm, Bộ Công Thương đã thường xuyên trao đổi, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng triển khai những hình thức xúc tiến thương mại, đặc biệt là áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, kết nối giao thương giữa DN Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu tại những thị trường có khả năng phục hồi sớm như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… và từng bước mở rộng sang các thị trường khác theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

Linh hoạt chuyển hướng

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết để ứng phó với tình hình hiện nay cũng như duy trì việc làm cho NLĐ, các DN cần chuyển đổi quy trình sản xuất, chuyển đổi kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh.

Cụ thể, tập trung vào một số mặt hàng có khả năng tiêu thụ cao như đồ bảo hộ lao động, khẩu trang vải, các sản phẩm truyền thống, đồ dệt kim. DN cần chủ động tìm kiếm đối tác, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở một số thị trường quan trọng trong các dịp lễ Giáng sinh, Tết dương lịch tới đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo