xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều nhà khoa học đành "bó tay" cứu cây di sản

Bài và ảnh: Cao Nguyên

(NLĐO) – Cơ quan chức năng đã mời nhiều nhà khoa học tới "khám, chữa bệnh" trong suốt 2 năm qua nhưng vẫn không thể cứu chữa được cho cây long não di sản, để giờ chỉ còn là gốc chết khô.

Sáng 27-9, ông Bùi Văn Quý, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, cho biết đơn vị đang thực hiện việc bứng gốc cây long não được công nhận là cây di sản bị chết trong Biệt điện Bảo Đại (số 4, đường Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột). "Việc bứng gốc sẽ mất nhiều ngày để có thể lấy được phần lớn bộ rễ, sau đó bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk quản lý" – ông Quý cho biết thêm.

Nhiều nhà khoa học đành bó tay cứu cây di sản - Ảnh 1.

Sau 2 năm mời nhiều nhà khoa học tới "khám, chữa bệnh", nhưng vẫn không cứu chữa được cây long não

Theo đó, cây long não này đã được cắt phần cành nhánh, phần gốc rễ được đào rộng ra với đường kính khoảng 7 m, sâu khoảng 3 m. Sau khi bỏ hết phần đất và rễ nhỏ, gốc cây này sẽ được nhiều máy cẩu chuyển về Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk (nằm trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại).

Nhiều nhà khoa học đành bó tay cứu cây di sản - Ảnh 2.

Cây long não được đào rộng ra để lấy phần rễ phục vụ trưng bày

Trước đó, giữa năm 2016, 1 trong 2 cây long não cổ thụ trong khuôn viên di tích lịch sử Biệt điện Bảo Đại bị chết cành. Ngay sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vào cuộc tìm nguyên nhân và chữa trị nhưng cây vẫn cứ chết dần.

Nhiều nhà khoa học đành bó tay cứu cây di sản - Ảnh 3.

Trước đó vào tháng 8-2016, 3 nhánh lớn của cây bị chết và các nhà khoa học bắt đầu tiến hành chữa trị cho cây

Theo ông Bùi Văn Quý, đơn vị đã nhiều lần mới các nha khoa học ở Hà Nội, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vào cuộc tìm nguyên nhân và chữa trị nhưng không được.

Nhiều nhà khoa học đành bó tay cứu cây di sản - Ảnh 4.

Mặc dù đã mời nhiều nhà khoa học tới nhưng cây vẫn chết dần

Còn theo ông Trần Hùng, Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh Đắk Lắk, trong dịp lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2017, nguyên lãnh đạo tỉnh cũng mời người cứu sống cây đa Tân Trào ra xem xét, hướng dẫn chữa trị, chăm sóc cây nhưng không đạt kết quả.

Nhiều nhà khoa học đành bó tay cứu cây di sản - Ảnh 5.

Trong khi đó cây long não còn lại vẫn còn xanh tốt

Năm 1914, ông Leopold Sabatier nhận chức Công sứ ở Đắk Lắk đã xây dựng tòa quản lý quận trưởng nay là di tích lịch sử - văn hóa Biệt điện Bảo Đại. Vị công sứ nàỳ đã cho trồng các loại cây xanh trong khuôn viên, trong đó có 2 cây long não trồng đối xứng ở cổng ra vào. Năm 2014 Trung ương Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội đồng cây Di sản Quốc gia đã công nhận 2 cây này là cây Di sản Việt Nam. Thân cây có đường kính khoảng 2,5 m, cao gần 30 m, có nhiều cành to, dài, tán lá rất rộng.

Nhiều nhà khoa học đành bó tay cứu cây di sản - Ảnh 6.

Hai cây long não được công nhân cây Di sản Việt Nam nhưng hiện chỉ còn 1 cây

Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, cho biết tất cả cây sẽ được đưa về bảo tàng để trương bày. Sau đó, phần thân, cành sẽ chế tác thuyền độc mộc, ghế Kpan và những sản phẩm văn hóa dân tộc để bổ sung vào bộ trưng bày của bảo tàng. Riêng phần gốc rễ trước mắt sẽ để nguyên, sau này có kinh phí thì chế tác trên đó các tác phẩm về đời sống sinh hoạt của người đồng bào. "Hiện nay Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk đang tìm một cây long não lớn nhất có thể để trồng thay thế vào vị trí này" – bà Hiếu cho biết thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo