xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều HTX xe buýt ở TP HCM kiến nghị khẩn

Bài và ảnh: GIA MINH

Nhiều HTX xe buýt cùng nhau ký vào đơn kiến nghị khẩn cấp gửi HĐND, UBND TP HCM về khả năng phải tạm ngưng hoạt động từ ngày 15-8 do lâm cảnh nợ nần

Trao đổi với phóng viên tối 6-7, ông Nguyễn Văn Lèo, Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải TP HCM, cho biết hiện các doanh nghiệp (DN) vận tải xe buýt đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện đơn vị này cùng 11 hợp tác xã (HTX) vận tải xe buýt khác tại TP HCM đang kiến nghị về việc phân bổ tiền trợ giá xe buýt chưa đầy đủ, kéo dài trong nhiều tháng qua.

Ông Lèo nói đến nay Trung tâm Quản lý giao thông công cộng - Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, vẫn chưa ký hợp đồng đặt hàng với các DN để phân bổ tiền trợ giá năm 2020. Khoản chi phí trợ giá phân bổ về cho các DN những tháng qua chỉ nhỏ giọt ở mức khoảng 50% của đơn giá năm 2019. Số tiền này không đủ để các xã viên trả lãi ngân hàng tiền mua xe mới, trả lương nhân viên và nhiên liệu. "Nếu các cơ quan chức năng không giải quyết sớm thì đến 15-8, các hợp tác xã vận tải xe buýt sẽ không còn tiền trả lương, đổ dầu dẫn đến phải ngưng hoạt động" - ông Lèo nói.

Nhiều HTX xe buýt ở TP HCM kiến nghị khẩn - Ảnh 1.

Nhiều HTX xe buýt ở TP HCM than nợ nần vì phân bổ tiền trợ giá chưa đầy đủ

Trong khi đó, mới đây, Sở GTVT TP HCM cũng có văn bản gửi Sở Tài chính đề xuất bổ sung dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 tăng thêm 161 tỉ đồng, nâng lên tổng dự toán vào khoảng 1.311 tỉ đồng. Lãnh đạo Sở GTVT khẳng định việc đề xuất xin thêm 161 tỉ đồng đã được cân nhắc rất kỹ, gồm cả việc tránh trùng lắp các tuyến, chuyến xe, gây lãng phí. Hiện ngành giao thông TP đang xây dựng đề án tính trợ giá xe buýt tiết kiệm và đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu quả của quản lý cũng như từ đơn vị khai thác tuyến. Đáng chú ý, Sở GTVT cho biết nếu dự toán mới không được phê duyệt thì có thể xe buýt sẽ phải ngưng hoạt động hoặc giảm số tuyến do lượng hành khách ngày càng có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt sau giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Liên quan đến việc này, trước đó trong loạt bài "Tìm lối ra cho xe buýt" đăng trên Báo Người Lao Động số ra ngày 25 và 26-6, nhiều chuyên gia cho rằng hợp đồng đặt hàng giữa DN vận tải với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cần thực hiện sòng phẳng - tức đặt mua dịch vụ, khi hoàn thành thì trả tiền. Thực tế nhiều năm qua, có hiện tượng thiếu rõ ràng, kéo theo hàng loạt bất cập dai dẳng. Hiện nay, công thức trợ giá một chuyến xe tính bằng tổng chi phí trừ doanh thu đặt hàng. Nếu doanh thu đặt hàng tăng thì tiền trợ giá sẽ giảm và ngược lại. Trong khi yếu tố doanh thu đặt hàng quyết định lớn tỉ lệ trợ giá lại chưa có tiêu chí rõ ràng nên đơn vị quản lý xe buýt có thể áp cho các DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo