xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều giải pháp cứu cây trồng vùng hạn mặn

Nha Mân - Tâm Quân

UBND tỉnh Bến Tre vừa tổ chức hội thảo "Giải pháp khắc phục thiệt hại cho cây trồng trước, trong và sau hạn mặn năm 2020".

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này, thời tiết ngày càng khốc liệt kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu, lan rộng ra toàn tỉnh, có thời điểm nước mặn trên các sông lên trên 10‰. Ước thiệt hại trên cây trồng và vườn cây ăn trái trên 1.243 tỉ đồng. Nhiều loại cây trong vùng nhiễm mặn dù chưa có biểu hiện bị ảnh hưởng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiệt hại.

Trong quá trình khảo sát tìm giải pháp khắc phục thiệt hại trên cây trồng trước biến đổi khí hậu, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phát hiện bên cạnh nhiều vườn cây bị thiệt hại do nhiễm mặn vẫn có những vườn cây xanh tốt, phát triển và cho trái bình thường, trong đó có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng rất nhạy cảm với thời tiết như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt. Hiện, các chủ vườn đang thu hoạch với năng suất, chất lượng đạt 90% dù đang nằm trong vùng nhiễm mặn cao. Kết quả này là do trước đó, chủ vườn đã sử dụng phân bón hữu cơ tỉ lệ 10 tấn/ha theo quy trình nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao do cán bộ kỹ thuật Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương hướng dẫn.

Ông Lao Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, cho biết qua khảo sát của hội nông dân các cấp cho thấy các nhà vườn sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp quy trình sản xuất hữu cơ như ủ gốc, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng thì các vườn cây vẫn xanh tốt, ra hoa, kết trái bình thường dù đang trong vùng bị nhiễm mặn cao.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nông cho rằng hạn mặn, diễn biến thời tiết cực đoan sẽ tái diễn. Bên cạnh các giải pháp công trình, quy hoạch do nhà nước triển khai, nhà nông cần chủ động chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với từng vùng đất, bám sát diễn biến thời tiết, thường xuyên đo độ mặn để ứng phó kịp thời. Nền tảng nông nghiệp hữu cơ là giải pháp vừa phù hợp tự nhiên vừa có cơ sở khoa học giúp cây trồng phát triển bền vững trước tình hình biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan như hiện nay.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo trong quá trình xử lý giải mặn, phục hồi vườn cây theo quy trình nông nghiệp hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng thuốc, hóa chất để phòng ngừa nấm bệnh. Bởi vì thuốc, hóa chất sẽ tiêu diệt "sự sống" trong đất, tiếp tục gây mất cân bằng sinh thái, không phù hợp với đặc điểm nông nghiệp hữu cơ.

ĐBSCL vừa trải qua đợt hạn - mặn khốc liệt nhất 18 năm qua khiến 6 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình trạng khẩn cấp. Mấy ngày qua, mưa lớn xuất hiện liên tục ở khu vực này giúp nhà nông vui mừng nhưng thiệt hại về hạn, mặn vẫn đang là nỗi ám ảnh đối với họ.

Để "cứu" nông dân vùng hạn - mặn, ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết lãnh đạo tỉnh đã kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành có chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, nông dân bị ảnh hưởng hạn - mặn; đồng thời có cơ chế ưu đãi về vốn vay và lãi suất, ưu đãi thuế nhằm giúp tỉnh Bến Tre khắc phục tốt hậu quả hạn - mặn, hướng đến phát triển bền vững.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo