xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều con rạch âm thầm “mất tích”: Những kiến giải cần lưu tâm

Bài và ảnh: LÊ PHONG

Các cơ quan liên quan đều biết nhưng xem ra việc vào cuộc chưa thực sự quyết liệt nên tình trạng kênh, rạch bị bức tử, xâm hại vẫn diễn ra

Ngoài những con rạch đã âm thầm biến mất, thống kê gần đây nhất từ Sở Xây dựng TP HCM cho thấy có 35 tuyến kênh, rạch đang đối diện với nguy cơ tiếp tục xóa sổ. Điều này đồng nghĩa với việc sở biết rất rõ những nơi đã và đang bị lấn chiếm. Vậy vì sao chưa ngăn chặn được mà cứ để kéo dài?

Không thể khống chế

Sở Xây dựng TP HCM thừa nhận thời gian qua, dù công tác xử lý ngăn chặn được quan tâm nhưng số kênh, rạch bị lấn chiếm vẫn còn nhiều. Cụ thể, báo cáo về kết quả kiểm tra các trường hợp lấn chiếm kênh, rạch nói trên, ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho biết từ đầu năm 2019 đến nay, có 41 trường hợp lấn chiếm kênh, rạch nhưng chỉ mới xử lý 6 trường hợp. Tương tự, việc lấn chiếm hầm ga lên đến 62 điểm nhưng khắc phục chỉ 3 nơi. "Sở Xây dựng đang tiếp tục phối hợp UBND quận - huyện và các chủ đầu tư tổ chức kiểm tra hiện trường để đôn đốc tiến độ khắc phục" - lãnh đạo Sở Xây dựng TP thông tin.

Theo sở này, tình trạng lấn chiếm dòng chảy của kênh, rạch đã để lại hậu quả nặng nề đối với chính khu dân cư nơi việc lấn chiếm diễn ra. Đơn cử, tại khu dân cư Phú Thuận (quận 7), kể từ khi hàng loạt căn nhà phố và biệt thự mọc lên ở hạ nguồn rạch Bà Bướm cũng là lúc mỗi đợt triều cường thì giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Phú Thuận (quận 7) lại rơi vào cảnh ngập lụt. Bên trong khu dân cư có rất nhiều căn nhà đang "mọc" trên kênh thoát nước. Có đoạn, kênh thoát nước nằm dưới nền nhà người dân.

Nhiều con rạch âm thầm “mất tích”: Những kiến giải cần lưu tâm - Ảnh 1.

Con rạch trên đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân, TP HCM) bị lấn chiếm đến mức chỉ còn như mương nước

Không chỉ gây khốn khổ cho chính khu dân cư nơi xảy ra tình trạng lấn chiếm, việc làm trên còn khiến người dân và ngành CSGT "gánh" hậu quả không nhỏ. Một lãnh đạo Đội CSGT Nam Sài Gòn thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM chia sẻ cứ mỗi khi triều cường lên là đơn vị lại phải lên kế hoạch, điều người và phương tiện nhằm chuyên chở người dân qua vùng ngập nước để giao thông được thông thoáng.

Trở lại danh sách 35 tuyến kênh, rạch đang bị lấn chiếm ở TP HCM, theo ghi nhận của chúng tôi, đa phần do các hộ cá thể gây ra, trong đó có cả những trường hợp đổ bê-tông ngang kênh làm cản đường nước thoát. Thực trạng này, theo Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TP HCM, dù đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các địa phương tìm giải pháp khắc phục nhưng từ năm 2017 đến nay, mọi thứ vẫn chưa thật sự chuyển biến.

Vì đâu nên nỗi?

Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, thừa nhận việc khơi thông lại kênh, rạch như xưa không đơn giản. Bằng chứng là TP HCM đã nhiều lần khơi thông lại dòng chảy cho con kênh này, con rạch kia nhưng gặp khó khăn, trong đó có nguyên nhân từ việc người dân chưa ý thức cao. Vừa qua, UBND TP HCM tiếp tục phân quyền cho người đứng đầu địa phương để xử lý tình trạng lấn chiếm cũng như phải chịu trách nhiệm khi việc lấn chiếm vẫn xảy ra.

Bên cạnh đó, chính quyền TP đã kiến nghị các bộ giao thêm thẩm quyền cho đội quản lý trật tự đô thị; đề xuất sử dụng nguồn tiền xử phạt để hỗ trợ lực lượng này; kiến nghị cho phép TP sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera để xử lý...

Nhiều con rạch âm thầm “mất tích”: Những kiến giải cần lưu tâm - Ảnh 2.

Rạch Bà Bướm (quận 7, TP HCM) đang dần bị thu nhỏ

Ngoài những kiến nghị trên từ chính quyền, theo ông Nguyễn Văn Hiệp, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, dù đã ban hành văn bản hướng dẫn và xử lý tình trạng lấn chiếm kênh, rạch nhưng cụ thể ai là người chịu trách nhiệm chính lại không nêu rõ. Từ đó, người này đẩy cho người nọ. "Hết lần này sang lần khác kiểm điểm, rút kinh nghiệm nhưng lấn chiếm vẫn diễn ra và hậu quả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu. Bây giờ phải tăng cường chế tài người quản lý nữa thì may ra địa phương mới rốt ráo thực hiện" - ông Nguyễn Văn Hiệp đề nghị.

Đồng tình, TS Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nguyên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch - Kiến trúc), kiến nghị cần chế tài mạnh mẽ hơn để kiểm soát cũng như răn đe. "Không phân biệt cá nhân hoặc doanh nghiệp, chỉ cần việc lấp và lấn thì bắt buộc phải khôi phục lại diện tích nhiều lần để răn đe. Việc xác định lấn chiếm kênh rạch không khó khi hiện đã có các quy định về hành lang an toàn sông, kênh, rạch" - TS Nguyễn Anh Tuấn phân tích. 

Điểm mặt những công trình "ăn" sông Sài Gòn

Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM cho biết tại quận 2 đến thời điểm hiện nay, ghi nhận hàng loạt công trình lấn chiếm sông Sài Gòn. Đó là các công trình nhà hàng, quán bar ở địa chỉ 197/1 Nguyễn Văn Hưởng; công trình số nhà 197/2 Nguyễn Văn Hưởng; bến du thuyền của làng biệt thự Lan Anh quy mô 5.000 m2 thi công năm 2017 lấn chiếm với quy mô 2 tầng; biệt thự ven sông 189D Nguyễn Văn Hưởng và biệt thự 189C/7 Nguyễn Văn Hưởng xây dựng lấn ra sát sông Sài Gòn...

Giải pháp số một phải làm thật gấp là xây dựng bờ kè hòng chống lấn chiếm, sau đó gấp rút khơi thông lại dòng chảy. Có như vậy ngập mới bớt hoành hành mỗi khi mưa lớn, thủy triều dâng cao".

Tiến sĩ VÕ KIM CƯƠNG, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo