xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguồn nhân lực quyết định thành-bại

NGUYÊN NGUYÊN

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định, tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư của TP HCM

Mục tiêu được chính quyền TP HCM đặt ra trong giai đoạn 2015-2020 là xây dựng TP có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; cóvai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Muốn làm được điều này, TP đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nguồn nhân lực quyết định thành-bại - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong gặp gỡ chuyên gia trí thức, doanh nhân kiều bào vào đầu năm 2019. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đột phá từ 10 năm trước

Từ lâu, chính quyền TP HCM đã nhìn thấy nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định, tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập và thu hút đầu tư của TP. Bằng chứng là không phải đợi đến Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ X, TP mới xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một chương trình đột phá, mà từ Đại hội đại biểu Đảng bộ lần IX, TP đã xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình đột phá giai đoạn 2011-2015.

Qua 5 năm thực hiện, TP HCM đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực: tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề trên 70%; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm khoảng 30% cả nước; trên 70% công chức, viên chức có trình độ ĐH, trên ĐH, 40% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên…TP cũng đã có nhiều chính sách đột phá về tiền lương, thu nhập để thu hút người tài, trong đó nổi bật nhất là Quyết định 5715 vào cuối năm 2014, quy định thù lao chi trả cho mỗi chuyên gia theo thỏa thuận có thể lên tới 150 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, UBND TP đánh giá chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chính sách, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, đào tạo đội ngũ chuyên gia, lao động kỹ thuật cao còn ít… Riêng Quyết định 5715, khi triển khai vào thực tế chưa đạt được kết quả đột phá như mong muốn. Trong 4 năm (2014-2017), TP chỉ thu hút được 15 chuyên gia (5 chuyên gia người nước ngoài; 2 người Việt Nam và 8 người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài), song đến nay chỉ còn 10 trường hợp đang tiếp tục công tác.

Đầu tư mạnh vào yếu tố con người

Từ lẽ đó, chính quyền TP xác định tiếp tục đột phá, đầu tư mạnh vào yếu tố con người bằng Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016- 2020. Đây là chương trình đột phá đầu tiên trong 7 chương trình đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X.

Có thể nói, đến thời điểm hiện nay, 6 chương trình trong chương trình đột phá nguồn nhân lực đã mang lại những kết quả nhất định. Đầu tiên là chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị. Theo UBND TP, TP đã có Đề án ủy quyền cho các sở - ngành, thủ trưởng các sở - ngành, UBND quận - huyện, chủ tịch UBND quận - huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND TP, chủ tịch UBND TP. TP cũng cử 73 học viên tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra viên chính.

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, TP đã thực hiện chính sách thu hút, hỗ trợ cán bộ y tế có trình độ cao đến công tác tại các địa bàn xa trung tâm như huyện Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh; các cơ sở khám chữa bệnh đặc biệt như Bệnh viện Nhân Ái, Khu Điều trị phong Bến Sắn... Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng đã hỗ trợ mạnh hoạt động khởi nghiệp; đưa nội dung về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các trường CĐ-ĐH vào nội dung hoạt động Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH.

Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao, TP đã cử hơn 35 lượt công chức, viên chức đăng ký tham dự các khóa đào tạo bồi dưỡng.

Riêng chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã khuyến khích xã hội hóa đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước nâng quy mô, trình độ đào tạo. Còn với chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân, TP đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân giai đoạn 2019-2020 với mục tiêu dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên 27.600 lượt doanh nhân.

Giải pháp "đòn bẩy"

Không dừng lại ở đó, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 cho phép TP HCM thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để TP phát triển; ngay ở lần trình đầu tiên các đề án thực hiện Nghị quyết 54, tại kỳ họp thứ 7 (tháng 3-2018) UBND TP đã trình đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học và được HĐND TP thông qua. Đến tháng 12-2018, tại kỳ họp lần thứ 12, UBND TP tiếp tục trình HĐND TP bổ sung những lĩnh vực thu hút người có tài năng đặc biệt. Điều đó một lần nữa khẳng định TP đã có những chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Nói như Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến: "Việc cho ra đời đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học áp dụng những cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 là giải pháp đòn bẩy để TP đủ sức huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao tầm vóc và vị thế trong thời gian tới".

Ngoài chế độ lương, phúc lợi cao, theo Giám đốc Sở Nội vụ TP Trương Văn Lắm, với đề án thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, họ sẽ không bị ràng buộc phải vào làm việc trong bộ máy TP. Nói cụ thể hơn, ông Nguyễn Văn Hiếu - Trưởng Phòng Công chức, viên chức Sở Nội vụ TP - cho biết TP thu hút các chuyên gia, nhà khoa học theo một dự án, đề tài cụ thể dưới dạng hợp đồng - tức những chuyên gia, nhà khoa học không tuyển vô công chức, viên chức mà làm việc với TP bằng hợp đồng. TP không ràng buộc chuyên gia, nhà khoa học làm việc 8 giờ/ngày, miễn sao tiến độ công việc được bảo đảm và hoàn thành dự án đúng thời gian quy định theo hợp đồng.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TP, cho rằng bên cạnh chế độ đãi ngộ xứng đáng, TP cần tạo một cơ chế và môi trường làm việc thuận lợi để các nhà khoa học được tự do sáng tạo, tự do cống hiến.

Trăn trở của Bí thư Thành ủy

Tại buổi họp mặt báo chí dịp đầu năm 2019, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định TP HCM có nguồn lực rất lớn với hơn 1 triệu người có trình độ ĐH, CĐ; nhiều trường ĐH, CĐ cũng là tài nguyên tích lũy của TP. Quan hệ hợp tác quốc tế và thương mại rộng rãi cũng là nguồn lực lớn. Cuối cùng là tích lũy về kinh tế với lực lượng doanh nghiệp lớn...

Tuy nhiên, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết điều ông chưa hài lòng chính là việc những nguồn lực nói trên chưa được phát huy hết. "Trăn trở nhất của tôi là làm thế nào để phát huy hết thế mạnh nguồn lực TP đang có cho công cuộc phát triển chung" - Bí thư Thành ủy TP HCM nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo