xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngoại giao phục vụ phát triển đất nước

Dương Ngọc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao trong giai đoạn mới

Ngày 15-12, Bộ Ngoại giao tổ chức phiên khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 và phiên toàn thể Ngoại giao phục vụ phát triển đất nước theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo hội nghị.

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 lấy chủ đề "Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng" và tập trung đánh giá và dự báo tình hình quốc tế, khu vực tác động đến an ninh và phát triển của nước ta; xác định các biện pháp triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại được xác định trong văn kiện Đại hội XIII.

Đồng thời, hội nghị sẽ thảo luận các biện pháp xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại theo chủ trương của Đại hội XIII, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao vững mạnh về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, có năng lực, trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế, cũng như nâng cao hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngành ngoại giao với các cấp, các ngành, các địa phương.

Ý kiến phát biểu, tham luận của đại biểu các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao chủ đề, nội dung thảo luận tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31. Lãnh đạo các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, UBND TP Cần Thơ và tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường công tác ngoại giao phục vụ phát triển và đề xuất các nội dung phối hợp, hợp tác giữa ngành ngoại giao với các ban, bộ, ngành, địa phương nhằm phục vụ các mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đại diện các địa phương và doanh nghiệp đánh giá cao Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và hợp tác quốc tế; mong muốn ngành ngoại giao đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Ngoại giao phục vụ phát triển đất nước - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với một nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Ảnh: NHẬT BẮC

Đổi mới tư duy triển khai công tác ngoại giao

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các nỗ lực của ngành ngoại giao trong thời gian qua.

Thủ tướng nhấn mạnh trước biến chuyển sâu sắc và toàn diện của cục diện tình hình thế giới và nhu cầu phát triển, vị thế, cơ đồ của đất nước, ngành ngoại giao tiếp tục cùng cả nước bước vào giai đoạn 2022 - 2023 là giai đoạn nền tảng, tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của Đại hội Đảng XIII, hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn sánh vai cùng các nước phát triển.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đưa ra các chỉ đạo về công tác ngoại giao trong thời gian tới. Trước hết, cần triển khai hiệu quả các nhiệm vụ về đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quán triệt và triển khai kết quả của Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14-12. Hoạt động ngoại giao cần bám sát chủ trương Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia và hài hòa lợi ích của các đối tác quốc tế theo phương châm "tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả, cùng phát triển".

Bên cạnh đó, đổi mới tư duy triển khai công tác ngoại giao trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, đồng thời đề cao chủ nghĩa đa phương trên tinh thần "cương quyết, kiên định, mềm mại, linh hoạt, thích ứng và hiệu quả". Triển khai đồng bộ các trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại: Ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa.

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ làm công tác ngoại giao, trong đó cần có chính sách đào tạo, xây dựng đội ngũ ngoại giao "nhạy bén về chính trị; nhạy cảm về kinh tế; sâu sắc về khoa học, văn hóa" để tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, viết tiếp những trang sử hào hùng của nền ngoại giao hiện đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở những vấn đề ngành ngoại giao cần tập trung hơn nữa trong thời gian tới, bao gồm nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược và công tác ngoại giao kinh tế, đóng góp thúc đẩy hợp tác kinh tế với các đối tác quan trọng của Việt Nam, nâng cao cơ sở vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ ngoại giao...

Ngoại giao vắc-xin đạt kết quả quan trọng

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hoạt động ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, trong đó có ngoại giao vắc-xin đạt kết quả quan trọng, đặc biệt thông qua hoạt động của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng.

Đến nay, Việt Nam từ một nước chậm tiếp cận vắc-xin trở thành nước tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo