xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngăn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

MINH CHIẾN - HUY THANH

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng, đi đôi với các quy định, thì khâu tổ chức hiện rất quan trọng, cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan để minh bạch thông tin

Ngày 10-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Sở hữu chéo... dễ dẫn đến sai phạm

Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm, cho vay "sân sau"... trong lĩnh vực ngân hàng là vấn đề nhiều đại biểu (ĐB) lo ngại và đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu kỹ để thiết kế các quy định nhằm hạn chế.

ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh vấn đề đặt ra không phải là hạn chế mà cần chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). "Đây là vấn đề rất khó khăn, những quy định trong dự thảo luật chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng sở hữu chéo. Sở hữu chéo là có nhưng để "chỉ mặt đặt tên" thì rất khó, có sự lắt léo trong hệ thống TCTD" - ĐB Trịnh Xuân An nhìn nhận.

Theo ông Trịnh Xuân An, các giải pháp trong dự thảo luật còn thụ động, chưa hiệu quả. Nhấn mạnh việc chấm dứt sở hữu chéo liên quan đến việc công khai, minh bạch, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm, ĐB An đề nghị xem xét, thiết kế lại mô hình cơ quan giám sát, kiểm tra tài chính liên quan đến ngân hàng để giải quyết hiệu quả hơn vấn đề này.

Ngăn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng - Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần có biện pháp kiểm soát đặc biệt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cao hơn của các tổ chức tín dụng khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt Ảnh: PHẠM THẮNG

Cùng quan tâm, ĐB Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho rằng dự thảo luật sửa đổi, điều chỉnh giảm tỉ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức, tăng tính đại chúng của các TCTD và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn. Do đó, ông đề nghị xem xét bổ sung 2 vấn đề. Một là, thêm các quy định tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt động của các TCTD. Hai là, nghiên cứu thêm các biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các TCTD.

Trước nhiều lo ngại của các ĐB, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết dự thảo luật quy định giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông, sở hữu của cổ đông và người có liên quan nhằm mục đích hạn chế việc thao túng và sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng. Đi đôi với các quy định trong luật thì khâu tổ chức thực hiện cũng rất quan trọng để khắc phục triệt để. Thống đốc NHNN nêu thực tế có tình trạng cổ đông nhờ người có liên quan đứng tên nhưng ngân hàng không thể nắm được, đòi hỏi rất nhiều công cụ, giải pháp và từ nhiều cơ quan khác nhau để giải quyết tình trạng này. "Cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành để minh bạch hóa thông tin. Chẳng hạn như minh bạch hóa cơ sở dữ liệu các giao dịch của người dân, cơ sở dữ liệu các giao dịch về vốn, các giao dịch của các doanh nghiệp..." - bà Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ.

"Can thiệp sớm" khi bị rút tiền hàng loạt

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra quy định 6 trường hợp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm khi có sự cố rút tiền hàng loạt. Liên quan đến quy định áp dụng các biện pháp can thiệp sớm tại dự thảo, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng chưa có đánh giá làm rõ tương quan giữa giám sát, tăng cường đến can thiệp sớm; chưa có biện pháp kiểm soát đặc biệt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cao hơn của các TCTD. ĐB Hòa cho rằng cần làm rõ là bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần có sự can thiệp của NHNN để bảo đảm minh bạch.

ĐB Phạm Thị Thanh Mai (đoàn TP Hà Nội) cũng đề nghị ban soạn thảo rà soát, bổ sung quy định theo hướng yêu cầu TCTD khi áp dụng các biện pháp can thiệp sớm thì hằng quý báo cáo tình hình thực hiện phương án khắc phục để bảo đảm được tính cấp thiết, hiệu quả của việc can thiệp sớm.

Tham gia thảo luận, ĐB Trần Nhật Minh (đoàn Nghệ An) đề nghị đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu. "Từ đó hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tránh hành chính hóa quan hệ dân sự, kinh tế, bảo đảm hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế trên nguyên tắc chỉ luật hóa những nội dung phù hợp trong điều kiện bình thường" - ông Minh nói.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trên thực tế, trong quá trình xử lý nợ xấu, vấn đề rất quan trọng là thu giữ tài sản bảo đảm. Do vậy, dự thảo luật đã quy định việc thu giữ tài sản bảo đảm phải gắn thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng trong hợp đồng bảo đảm. Khi khách hàng không trả được nợ, TCTD mới thu giữ tài sản bảo đảm. "Các quy định về thu giữ tài sản bảo đảm cũng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Nếu không có quy định này, các TCTD rất e ngại khi quyết định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp" - Thống đốc NHNN nhấn mạnh. 

Chốt chặn cuối cùng

Làm rõ nội dung ĐB nêu về quy định can thiệp sớm, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định đây là một điểm mới của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), được ban soạn thảo xây dựng trên cơ sở thực tiễn những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém thời gian qua, cũng như thực tiễn từ sự kiện rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Đặc biệt, ban soạn thảo cũng tham khảo kinh nghiệm từ sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới, mà gần đây là các ngân hàng thương mại của Mỹ.

"Dự thảo luật đã quy định các biện pháp hỗ trợ từ phía NHNN với vai trò là "người cho vay cứu cánh cuối cùng" khi các TCTD khó khăn về thanh khoản, đáp ứng nhu cầu chi trả cho người dân; quy định huy động được nguồn lực hỗ trợ từ các TCTD khác, từ bảo hiểm tiền gửi..." - bà Hồng lý giải thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo