xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngậm ngùi biên chế

HIỀN MINH

Trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng về công tác tuyển viên chức ngành giáo dục của TP Hà Nội, nhiều giáo viên hợp đồng ở huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây đã bị cắt hợp đồng.

Rất nhiều người trong số đó có hàng chục năm đứng trên bục giảng, là giáo viên giỏi, dạy các lớp chuyên. Thế nhưng, họ chỉ hưởng phụ cấp từ 1,0 đến 2,1 lương cơ bản và không hề được tăng lương. Cánh cửa vào biên chế với họ rất hẹp vì 20 năm qua, hầu như chỉ tiêu biên chế không có mà chỉ nhận người biên chế từ nơi khác về. Dù sao, họ vẫn le lói hy vọng được quay trở lại bục giảng khi nghe tin Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói sẽ xét tuyển hết số giáo viên hợp đồng từ 5 năm trở lên trước khai giảng năm học 2019-2020.

Nhưng nay thì hy vọng đã tắt ngúm. Giữa tháng 9-2019, theo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, không có ai trong số 2.923 giáo viên của Hà Nội đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt vào viên chức theo quy định tại khoản 7 điều 2 Nghị định 161/2018. Như vậy, những người có thời gian công tác từ 5-20 năm sẽ trải qua kỳ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục bằng 2 hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển mà không có bất kỳ ưu tiên gì. Trong cuộc đua này, những người có tuổi như họ lại ít có cơ hội so với những người trẻ tuổi.

Mới đây, ngày 16-10, Trường ĐH Nghệ thuật Huế cũng chấm dứt hợp đồng với 23 người, trong đó có 7 giảng viên, do trường không tuyển sinh được, không có nguồn kinh phí để trả lương cho nhân sự diện hợp đồng.

Ít ai ngờ chuyện buồn trên lại xảy ra ở nơi được coi là "cái nôi" của nghệ thuật, nơi đào tạo ra những học viên, những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp sau này. Nhưng đó là một thực tế xã hội không thể phủ nhận khi số sinh viên (SV) vào học ở trường ngày càng ít, năm học 2019 trường chỉ tuyển được 47 SV trong 2 đợt. Các khoa hội họa, điêu khắc, sư phạm mỹ thuật có 28 SV với 31 giảng viên; chỉ khoa mỹ thuật ứng dụng tuyển được 218 SV với 20 giảng viên.

Với tập thể 101 người, mỗi năm Trường ĐH Nghệ thuật Huế trả lương hơn 8 tỉ đồng nhưng nguồn thu từ học phí chỉ đạt 2,4 tỉ đồng, cộng với 6,5 tỉ đồng nguồn tiền từ ngân sách thì không đủ chi. Do đó, chấm dứt hợp đồng là lựa chọn duy nhất của trường, các giảng viên phải rời trường đi tìm công việc mới. Họ sẽ về đâu, có tiếp tục với môi trường nghệ thuật hay không, có còn trên bục giảng hay không là điều không ai biết được và lại là câu chuyện khác của nền giáo dục Việt Nam.

Xưa nay nghề giáo luôn được xem là nghề cao quý, danh phận luôn gắn với đạo làm thầy. Dù vào nghề bằng cách thức nào, từ quyết chí đam mê theo đuổi hay do sắp đặt của số phận thì khi đã đứng trên bục giảng, ai cũng có những nỗ lực tự thân để khẳng định mình, để làm tròn thiên chức của người thầy. Nhiều người hy sinh cả cuộc đời, chấp nhận sống đời thanh đạm để giữ ngọn lửa nghề và cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Phải rời bục giảng vì những quy định ngặt nghèo của hai tiếng "biên chế", với mức lương hợp đồng bèo bọt và những khoản trợ cấp ít ỏi quả là những nỗi buồn khó lòng gột rửa, nhất là những người đã ở triền dốc bên kia của cuộc đời, sự nghiệp. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo