xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng tầm chính quyền đô thị

BẠCH HUY THANH

Dự kiến ngày 29-10, Quốc hội sẽ thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026

Nếu dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức HĐND phường tại TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 được thông qua, kể từ ngày 1-6-2021, tất cả 177 phường ở TP Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường.

Cánh tay nối dài của quận

Từ năm 2017, TP Hà Nội đã nghiên cứu đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Đến tháng 10-2018, Bộ Chính trị đã có kết luận, đồng tình với chủ trương này của TP Hà Nội. Tháng 4-2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 46 về đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, giao cho Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thực hiện thí điểm không tổ chức mô hình HĐND cấp phường thuộc các quận, thị xã của TP Hà Nội.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết theo đề án, TP sẽ tổ chức việc bỏ HĐND phường ở tất cả 177 phường của 12 quận và thị xã Sơn Tây, chứ không phải chỉ thí điểm tại một số phường. Bản chất của UBND phường sau khi bỏ HĐND phường chính là cánh tay nối dài của UBND quận để hoạt động, điều hành chính quyền tại địa phương. Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND phường sẽ do chủ tịch UBND quận đề bạt và bổ nhiệm. Toàn bộ công chức của các phường được hưởng chính sách giống như công chức, viên chức quận chứ không phân thành 2 chính sách như hiện nay.

Để chuẩn bị cho Quốc hội thảo luận, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã họp phiên toàn thể thẩm tra dự thảo nghị quyết này. Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường tại HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết dự thảo nghị quyết của Quốc hội được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm chính quyền đô thị 2 cấp (cấp TP và quận, thị xã), song giữ nguyên mô hình chính quyền nông thôn 3 cấp (TP, huyện, thị xã và xã).

Tại phiên thẩm tra, theo Ủy ban Pháp luật, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban này tán thành việc tổ chức 2 cấp chính quyền ở đô thị và 3 cấp chính quyền ở nông thôn thuộc TP Hà Nội như đề xuất của Chính phủ. Trên cơ sở tổng kết việc thí điểm thực hiện quản lý mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn TP Hà Nội, nếu thấy hợp lý và hiệu quả có thể được nhân rộng, áp dụng ở các tỉnh, TP khác.

Nâng tầm chính quyền đô thị - Ảnh 1.

10 tỉnh, TP trực thuộc trung ương từng thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Phát sinh nhiều khó khăn

Theo chủ tịch UBND một phường ở quận Đống Đa (TP Hà Nội), phường này có gần 25 người trong HĐND. Hoạt động của HĐND ở các cấp cơ sở như phường, xã, thị trấn tuy có những kết quả, tiến bộ nhất định nhưng còn rất nhiều hạn chế.

HĐND cấp phường không quyết định được các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương mà chủ yếu quyết lại những vấn đề đã duyệt. Việc giám sát của HĐND đối với UBND còn mang nặng tính hình thức; kết quả, hiệu quả, tác dụng của giám sát chưa rõ nét. Người dân địa phương chưa thực sự tin tưởng vào vai trò đại diện của HĐND cũng như của đại biểu HĐND do mình bầu ra.

Tuy nhiên, theo vị này, nếu bỏ HĐND phường, sẽ phát sinh nhiều khó khăn, thách thức như thiếu cơ quan giám sát, đốc thúc mà lâu nay là vai trò của HĐND phường. Vì vậy, đòi hỏi phải có những thay đổi để các hoạt động của cơ sở được hiệu quả, có thể tạo cơ chế tăng thêm chức năng của Ủy ban MTTQ ở cấp cơ sở để đơn vị này lấp vào khoảng trống trách nhiệm của HĐND để lại. Khi bỏ HĐND, việc chọn lọc, phân bổ các cán bộ này vào đơn vị, tổ chức nào để hoạt động cho hiệu quả cũng là một thách thức lớn.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật, cho rằng việc thí điểm bỏ HĐND ở các cấp cơ sở đã được nhiều địa phương thực hiện nhưng lại gặp nhiều vướng mắc, nhất là vướng về mặt pháp lý nên sau thời gian thí điểm lại quay trở lại như cũ. Hiện Bộ Chính trị đã đồng ý với chủ trương của TP Hà Nội, tới đây Quốc hội sẽ thảo luận và có thể thông qua. Vì vậy, nếu việc thí điểm tốt ở TP Hà Nội sẽ là tiền đề để nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Đến lúc đó, sẽ có nhiều hiệu quả nhất định như tinh gọn bộ máy, giảm số lượng cán bộ, tiết kiệm ngân sách nhà nước đáng kể. 

Giữ nguyên tên gọi UBND phường

Lý giải việc không lấy tên Ủy ban Hành chính phường mà vẫn giữ tên là UBND phường sau khi đã bỏ HĐND cùng cấp, dù bản chất của UBND phường lúc đó hoạt động như một cơ quan hành chính, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết trong quá trình xây dựng đề án, TP đã lấy ý kiến của người dân, các nhà khoa học. Căn cứ vào thực tiễn, việc vẫn giữ tên gọi UBND phường là phù hợp. Nếu như thay tên gọi UBND phường (sau khi bỏ HĐND phường) thành Ủy ban Hành chính phường thì toàn bộ phần mềm quản lý dữ liệu dân cư và các dịch vụ công sẽ đều phải thay lại. Toàn bộ hồ sơ, lý lịch, giấy tờ của công dân ở các phường sẽ phải thay lại hết, phải đính chính.


Giảm từ 2.900-3.500 cán bộ

Hiện số lượng đại biểu HĐND mỗi phường, xã, thị trấn tại TP Hà Nội là khoảng 30 người. Nếu không còn HĐND cấp phường, TP Hà Nội sẽ giảm được từ 2.900-3.500 cán bộ HĐND phường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo