xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muốn làm gì, hãy "hỏi" dân trước

Phan Anh thực hiện

Thành công lớn nhất của quận 10, TP HCM khi thực hiện cuộc vận động không xả rác là sự tham gia tích cực của người dân cùng với chính quyền

Sau hơn 1 năm triển khai Chỉ thị 19 của Thành ủy TP HCM về thực hiện cuộc vận động "Người dân TP HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước", nhiều quận - huyện đã có cách làm hay, thông qua đó từng bước chuyển biến về nhận thức của người dân, tổ chức tại TP HCM.

Ông Nguyễn Tấn Mỹ - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND quận 10, TP HCM - đã trao đổi xung quanh việc thực hiện chỉ thị này.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy TP HCM tại quận 10?

- Ông NGUYỄN TẤN MỸ: Xác định đây là một cuộc vận động lớn của TP nên ngay sau khi Thành ủy TP ban hành Chỉ thị 19, Quận ủy quận 10 đã ban hành Nghị quyết 23 để chỉ đạo UBND quận, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Tiếp đó, khi UBND TP ban hành Quyết định 787 để thực hiện Chỉ thị 19, UBND quận cũng đã ban hành kế hoạch cụ thể hóa thành 18 nhiệm vụ. Kết quả lớn nhất của quận 10 khi thực hiện Chỉ thị 19 là đã vận động được người dân tham gia thực hiện cuộc vận động cùng với chính quyền. Đến nay, đã có 76% hộ dân cam kết không xả rác ra đường; 100% hộ dân tiếp cận với phiếu khảo sát thông tin; 19/19 điểm gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị đã được xử lý dứt điểm. Quan sát bằng mắt có thể thấy các tuyến đường trên địa bàn quận cơ bản đã sạch hơn. Nhiều mô hình, cách làm hay đã ra đời, huy động được nhiều nguồn lực trong nhân dân và tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành vi của người dân trong bảo vệ, cải thiện môi trường.

Muốn làm gì, hãy hỏi dân trước - Ảnh 1.

Tuy nhiên, cuộc vận động chưa đạt được hiệu quả cao nhất do một bộ phận người dân không quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường.

Để có thể đạt được nhiều kết quả trong cuộc vận động này, quận 10 đã sử dụng những giải pháp nào? Ông có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm?


Muốn làm gì, hãy hỏi dân trước - Ảnh 2.

Đường Lê Hồng Phong (phường 10, quận 10, TP HCM) đã sạch, đẹp hơn Ảnh: LÂM NGUYÊN

- Thay đổi thói quen, nhận thức của một người đã khó huống hồ là một cộng đồng dân cư. Do đó, việc làm đầu tiên là quận đẩy mạnh tuyên truyền thông qua băng-rôn, khẩu hiệu, áp-phích, tờ phướn treo/ phát tại các nơi công cộng, khu dân cư và hộ dân; lắp đặt bảng thông tin tuyên truyền xử phạt theo Nghị định 155/2016. Muốn triển khai cuộc vận động thành công, quận phải "hỏi" dân trước, gặp dân trước để bàn bạc. Chúng tôi tổ chức gần cả trăm cuộc gặp gỡ, đối thoại với nhân dân để thông tin về chủ trương, nghe dân nói, cùng bàn với dân cách thực hiện cuộc vận động hiệu quả nhất. Hơn nữa, khi gặp vấn đề khó, quận lập kế hoạch chuyên đề để tháo gỡ ngay. Ví dụ việc xử phạt các hành vi xả rác nơi công cộng, cả năm 2018 chỉ xử lý được 5 vụ nhưng khi xây dựng chuyên đề, 10 tháng của năm 2019 đã xử lý được 145 vụ.

Quận tập trung đồng bộ các giải pháp, từ việc huy động mọi nguồn lực tham gia đến công tác quét, thu gom, phân loại rác tại nguồn. Công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức ra quân lập lại trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu vực phát sinh điểm ô nhiễm được thực hiện thường xuyên, bảo đảm giải quyết triệt để, không để tái diễn cũng như phát sinh điểm mới. UBND quận cũng chỉ đạo UBND 15 phường tăng cường giám sát, kiểm tra công tác thu gom của lực lượng rác dân lập bảo đảm đúng yêu cầu; thường xuyên vận động người dân cùng thực hiện tổng vệ sinh hằng tuần, thu gom rác phát sinh tại vỉa hè, gốc cây, miệng cống, giữ gìn môi trường xung quanh khu vực nhà. Quận cũng bố trí 451 thùng rác công cộng phục vụ nhu cầu của khách vãng lai và người đi đường.

Theo ông, làm thế nào để quận duy trì được những thành quả trên cũng như bảo đảm kết quả đạt được là thực chất, không mang tính phong trào?

- Đây là cuộc vận động lớn của TP nên lãnh đạo quận xác định phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Mỗi năm đều xây dựng kế hoạch cụ thể. Bởi đây là cuộc vận động nên một trong những giải pháp trọng tâm là tuyên truyền. Hiện nay, công tác tuyên truyền của quận đã phủ được độ rộng; sắp tới sẽ đi vào độ sâu, xác định trọng tâm, trọng điểm. Nội dung tuyên truyền phải phong phú, hình thức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân.

Cùng với đó, quận sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, đầu việc khác như xây dựng cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện gom rác, quét dọn trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt theo Nghị định 155; nhân rộng các mô hình, cách làm hay…

Các tầng lớp nhân dân, các giới cùng vào cuộc

Ông Nguyễn Tấn Mỹ cho biết qua hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 19, trên địa bàn quận 10 đã có 15 khu phố và 4 phường được công nhận là khu phố, phường không rác; 27 mô hình đạt danh hiệu "Công trình, giải pháp, sáng kiến xanh". Trong đó, đáng chú ý là mô hình "Trao tặng thùng rác đến từng hộ dân, thực hiện phân loại rác tại nguồn" của chùa Giác Ngộ (phường 3). Chùa đã tặng 1.000 thùng rác cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; 500 giỏ xách nhựa đi chợ cho các hộ nhằm khuyến khích giảm sử dụng túi ni-lông. Định kỳ, Phật tử của chùa còn tham gia tổng vệ sinh đường trên địa bàn phường. "Việc này không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn mà còn cho thấy sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân, các giới đối với Chỉ thị 19" - ông Mỹ nói thêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo