02/08/2018 11:28

Một người tặng giác mạc mang lại ánh sáng cho hai phụ nữ

(NLĐO) – Một bệnh nhân đã hiến hai giác mạc cho hai người phụ nữ đục thủy tinh thể và mang lại ánh sáng cho hai người này sau ca phẫu thuật ghép giác mạc ở Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngày 2-8, Khoa mắt Bệnh viện Chợ Rẫy đã thông tin trường hợp ghép thành công giác mạc cho hai bệnh nhân đục thủy tinh thể từ người cho tim ngừng đập. Cụ thể, người được nhận là Trần Thị T. (SN 1955, ngụ TP HCM) và Bùi Thị H. (SN 1972, quê Ninh Thuận).

Cách đây khoảng 15 năm, bà H. bị viêm loét giác mạc. Mặc dù đã được điều trị nhưng vết loét bị sẹo hóa, thỉnh thoảng có những đợt viêm tái phát; từ đó mắt mờ chỉ thấy được bóng bàn tay. Tương tự, bà T. cũng bị sẹo giác mạc do viêm loét trên 10 năm và bị đục thủy tinh thể tiến triển.

Một người tặng giác mạc mang lại ánh sáng cho hai phụ nữ - Ảnh 2.

Hiện tại bà H. có thể nhìn xa hàng chục mét

Sau khi nhận được 2 giác mạc từ một người cho khi tim ngừng đập vào giữa tháng 7- 2018, các bác sĩ đã phẫu thuật, ghép giác mạc cho bà H. và bà T.

Sau hơn nửa tháng được ghép, bà T. đã xuất việc và bà H. sẽ xuất viện trong vài ngày tới. Các bệnh nhân cho biết từ việc chỉ nhìn được bóng của bàn tay hiện tại có thể nhìn xa hàng chục mét và vô cũng biết ơn người đã hiến giác mạc, mang lại ánh sáng cho họ.

Bác sĩ Chuyên khoa II Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt cho biết: "Phẫu thuật lấy thủy tinh thể cùng lúc với phẫu thuật ghép giác mạc là một kỹ thuật khó, vì khi đó nhãn cầu là nhãn cầu hở, cần sự phối hợp tốt giữa bác sĩ gây mê và phẫu thuật viên".

Cũng theo bác sĩ Hồng, phẫu thuật phối hợp vừa ghép giác mạc vừa lấy thủy tinh thể và đặt thủy tinh thể nhân tạo sẽ giúp bệnh nhân không trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và mang lại thị lực tốt nhất cho bệnh nhân.

Giác mạc được ví như tấm kính trong suốt nằm ở phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi qua, giúp cho tế bào thị giác nằm ở võng mạc nhận biết được hình ảnh và từ đó hình ảnh được truyền lên não, do đó con người có thể nhận thức được vật thể và thế giới xung quanh.

Các bệnh lý của giác mạc dẫn đến sẹo giác mạc làm mất đi độ trong suốt, do đó ánh sáng không thể xuyên qua và khả năng nhìn thấy của người bệnh bị giảm hoặc mất thị lực.

Phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để giảm tỉ lệ mù lòa do bệnh lý sẹo giác mạc.

Phạm Dũng

Tin liên quan

Viết bình luận

Quảng Ngãi: Bệnh ghẻ bùng phát ở vùng cao
54 phút trước 548 1k
Ngày 31-3, ông Đặng Văn Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), cho biết trong gần 1 tháng qua, trung tâm đã ghi nhận 143 trường hợp mắc bệnh ghẻ, đều là người dân thôn Tang, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng.
Dịch COVID-19 hôm nay: Số ca mắc giảm sâu ngày cuối tuần
31/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Về dịch COVID-19 hôm nay 31-3, Bộ Y tế cho biết số ca mắc giảm mạnh so với ngày trước đó. Trong ngày có thêm 10 người khỏi bệnh
Chuyên gia cảnh báo thứ "sát thủ" âm thầm nguy hiểm, khó cứu
31/3/2023 548 1k
(NLĐO)-Bệnh này là một "sát thủ" thầm lặng và thường không có triệu chứng, có thể gây tử vong nhanh chóng và tỉ lệ tử vong sau khi mổ hoặc can thiệp cấp cứu ghi nhận lên đến 80%.
18 học sinh ở Quảng Nam nhập viện sau khi dùng trà sữa, trái cây lắc
31/3/2023 548 1k
(NLĐO) – Sau khi dùng trà sữa và trái cây lắc được khoảng 15 phút, 18 học sinh ở tỉnh Quảng Nam có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nên phải nhập viện cấp cứu.
Bột ngọt giúp duy trì vị ngon của món ăn và giảm đến 31,5% lượng natri ăn vào

Bột ngọt giúp duy trì vị ngon của món ăn và giảm đến 31,5% lượng natri ăn vào

Theo GS. Nguyễn Ngọc Sáng - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Hải Phòng, sử dụng bột ngọt để thay thế một phần muối ăn là một biện pháp hiệu quả để duy trì chế độ ăn giảm muối. Biện pháp này cũng đang...