xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Minh bạch để không phải "bôi trơn"

MINH CHIẾN

Lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia cho rằng cần minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm tình trạng tiêu cực

Dù môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn tình trạng tham nhũng vặt, doanh nghiệp (DN) vẫn phải chi trả chi phí không chính thức, phải "bôi trơn" khi thực hiện các thủ tục đầu tư kinh doanh.

Giảm nhưng vẫn nhức nhối

Theo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2021) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, chi phí không chính thức tiếp tục xu hướng giảm trong hầu hết các lĩnh vực thủ tục liên quan đến DN.

Tuy nhiên, chi phí không chính thức vẫn tồn tại khá phổ biến trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước. Theo PCI 2021, tỉ lệ DN phải trả chi phí không chính thức là 41,4%, giảm so con số 44,9% của năm 2020. Đây cũng là mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp Chế VCCI, quy mô khoản chi phí không chính thức cũng đã giảm đáng kể, tỉ lệ DN dành hơn 10% doanh thu để chi trả loại chi phí này năm 2021 là 4,1%, thấp hơn đáng kể so 9,1% của năm 2016.

Kết quả điều tra PCI 2021 dựa trên khảo sát gần 11.312 DN cho thấy tỉ lệ DN cho biết có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra năm 2021 là 20,9%. Tỉ lệ DN đồng ý với nhận định "chi trả hoa hồng" là cần thiết để có cơ hội thắng thầu đã giảm từ mức 40% năm 2020 xuống còn 36,8% năm 2021. Tỉ lệ DN có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai năm 2021 là 29,4%. Hai lĩnh vực khá nhức nhối với vấn nạn "bôi trơn" được VCCI chỉ ra là hoạt động thanh tra xây dựng và cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.

Theo ông Tuấn, có tới 67,2% DN nói phải có chi phí "bôi trơn" trong hoạt động thanh tra xây dựng. Ngoài ra, DN cũng thường trả chi phí không chính thức ở những thủ tục hoặc nghiệp vụ như quản lý thị trường, thanh tra môi trường, thuế, thanh tra phòng cháy chữa cháy và đất đai. 57,4% DN cho biết hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến đã giảm thời gian, chi phí cho DN. Tuy nhiên, một số DN phản ánh quy trình giải quyết thủ tục hồ sơ gồm 8 bước nhưng chỉ có 7 bước giải quyết trên môi trường mạng, bước cuối cùng lại phải mang giấy tờ đến tận nơi để được xử lý. Với tình trạng này, nếu DN không"bôi trơn" thì liệu hồ sơ có được giải quyết đúng thời hạn hay không, hay lại bị "ngâm hồ sơ".

Minh bạch để không phải bôi trơn - Ảnh 1.

Doanh nghiệp muốn môi trường kinh doanh minh bạch để yên tâm làm ăn (ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: Minh Phong

Giảm gánh nặng cho DN

Theo ông Đậu Anh Tuấn, hoạt động phòng chống tham nhũng trong những năm gần đây đã đem lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, giảm thiểu chi phí không chính thức vẫn là hành trình dài đối với chính quyền địa phương ở Việt Nam.

Kết quả điều tra PCI cũng khuyến nghị các địa phương cần tập trung cải cách những lĩnh vực thủ tục hành chính vẫn còn có tỉ lệ DN gặp phiền hà tương đối cao như thuế, phòng cháy, xuất nhập khẩu, đăng ký đầu tư và BHXH. Đồng thời, tạo thuận lợi hơn cho các DN trong thực hiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư có công trình xây dựng, cụ thể là cấp phép xây dựng, thẩm duyệt phòng cháy, đánh giá tác động môi trường.

Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết địa phương đã rất nỗ lực để giảm chỉ số DN phải trả chi phí không chính thức. Về giải pháp, quan trọng nhất là tính minh bạch khi thực hiện các thủ tục hành chính. Hiện Quảng Ninh đạt dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 gần 100%. Đây là giải pháp trọng tâm để giảm được sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ xử lý thủ tục hành chính với người dân, DN, từ đó giảm chi phí không chính thức cho DN.

Là địa phương có sự bứt phá về cải thiện môi trường kinh doanh, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nhấn mạnh đến chỉ số minh bạch. Nếu minh bạch thì sẽ giảm được các chi phí không chính thức mà DN phải chi trả như kết quả điều tra PCI 2021 đã nêu. "Cấp tỉnh không có thẩm quyền thay đổi được thể chế nhưng hoàn toàn có thể minh bạch thể chế, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận thể chế" - ông Thành nói và cho rằng khi sự minh bạch được đặt lên hàng đầu thì sẽ giảm được sự phiền hà, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN. Ông Thành cũng nhấn mạnh đến tính năng động của chính quyền, sự quan tâm, đồng hành của chính quyền với DN để kịp thời phát hiện các vướng mắc và tháo gỡ.

Một trong những lĩnh vực mà DN than phiền phải trả chi phí "bôi trơn" là tiếp cận đất đai. Theo ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, bên cạnh tính minh bạch, địa phương đang nỗ lực để tạo thuận lợi cho DN trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, không để xảy ra các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN khi vào đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc số hóa hồ sơ giấy tờ trong giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp minh bạch khi DN thực hiện các thủ tục đầu tư kinh doanh.

Để giảm gánh nặng chi phí "bôi trơn" cho DN, TS Lê Đăng Doanh cho rằng cần có thêm kênh độc lập để DN phản ánh, vì hiện nay nhiều DN phải trả chi phí "lót tay" khi giải quyết thủ tục hành chính nhưng không lên tiếng. Bên cạnh đó, việc số hóa khi giải quyết thủ tục hành chính phải triển khai đến nơi đến chốn để thực sự phát huy tính minh bạch. "Khi làm dịch vụ công trực tuyến, cán bộ nào tiếp nhận hồ sơ thì hiển thị tên cán bộ đó để người dân, DN biết, từ đó theo dõi giải quyết hồ sơ có đúng tiến độ hay không. Chúng ta phải minh bạch từ những chi tiết đó" - TS Lê Đăng Doanh nói và nhấn mạnh cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, giám sát để phát hiện các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho DN. 

FDI cũng khổ với chi phí không chính thức

Đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), những lĩnh vực phát sinh chi phí không chính thức phổ biến như thực hiện thủ xuất xuất nhập khẩu, thanh kiểm tra, đất đai. Kết quả PCI 2021 cũng phản ánh những trải nghiệm của các DN FDI khi triển khai dự án đầu tư có công trình xây dựng trong 2 năm gần đây. Theo đó, một số thủ tục có tỉ lệ DN gặp khó khăn khi thực hiện là tương đối cao, bao gồm cấp phép xây dựng, thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy, đánh giá tác động môi trường, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường và quyết định chủ trương đầu tư.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo