xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Tây lo lũ lớn bất thường

Bài và ảnh: THỐT NỐT

Các chuyên gia nhận định đỉnh lũ năm nay ở miền Tây Nam Bộ có khả năng xấp xỉ năm 2017 nhưng đề phòng diễn biến bất thường

Ông Nguyễn Văn Tòng (ngụ xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết đã lâu lắm mới thấy nước sông Hậu ngầu đục sau ngày 5-5 âm lịch. Điều này khiến ông vui vì hy vọng bội thu với nghề đặt lọp cá linh.

Còn theo lão ngư Lê Văn Xíu (ngụ xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), sau những ngày mưa dầm, nhiều cánh đồng ở các địa phương giáp Campuchia đã ngập sâu hơn 1 m nước nên dân nghèo không kịp chuẩn bị ngư cụ. "Vợ tôi phải mướn người may vá lưới và sắm thêm mớ dụng cụ làm đú để đặt hứng cá linh đầu mùa. Mình chỉ có cái nghề đặt đú vỏn vẹn 3 tháng để tích y ăn cho cả năm nên phải cố gắng làm cho dù nước lũ có diễn biến bất thường. Tuy cực nhưng mỗi năm cũng kiếm được cả trăm triệu đồng" - ông Xíu nói.

Miền Tây lo lũ lớn bất thường - Ảnh 1.

Gia đình ông Lê Văn Xíu chuẩn bị ngư cụ để đặt đú

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết một số khu vực ở tỉnh này có mưa kết hợp triều cường làm hơn 7.500 ha lúa, rau màu bị ảnh hưởng. Trong số này có gần 5.500 ha lúa trong giai đoạn chín đến thu hoạch nhưng bị thiệt hại từ 30%-70%. Cũng theo ông Thư, ngành chức năng dự báo lũ đầu mùa sẽ cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 30-50 cm và về sớm hơn từ 7-10 ngày. Đỉnh lũ sẽ đạt trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 24-10. Trước diễn biến này, ngành nông nghiệp An Giang yêu cầu các địa phương thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, triều cường nhằm kịp thời thông báo cho dân biết để chủ động phòng tránh, có kế hoạch thu hoạch dứt điểm lúa và hoa màu tại các vùng trũng, vùng ngoài đê bao. Tăng cường kiểm tra đê bao, cống, các điểm xung yếu, vùng trũng thường xuyên bị ảnh hưởng của ngập úng để kịp thời xử lý. Huy động lực lượng dân quân, đoàn thể hỗ trợ dân thu hoạch lúa.

Ông Lê Xuân Hiền, Phó Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang, cho biết cuối tháng này, mực nước cao nhất tại Tân Châu, Châu Đốc sẽ lên mức 2,8-3,2 m. Đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc ở mức tương đương trung bình nhiều năm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lũ lớn trên lưu vực.

Ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra, ngành nông nghiệp đã yêu cầu Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đẩy nhanh tiến độ sửa chữa các công trình thủy lợi trong Tứ giác Long Xuyên để bảo đảm vận hành tốt hệ thống thoát lũ ra biển Tây. Giao Chi cục Chăn nuôi Kiên Giang và cơ quan thú y chuẩn bị thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa lũ; yêu cầu các địa phương vận động người dân chằng chống nhà cửa, kê kích vật tư, hàng hóa bảo đảm không bị ảnh hưởng do lũ.

39 người chết và mất tích do mưa lũ

Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 23-7, mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 đã làm chết 28 người (Yên Bái: 13, Thanh Hóa: 5, Sơn La: 5, Phú Thọ: 3, Hòa Bình: 1, Lào Cai: 1); mất tích 11 người (Yên Bái: 4, Sơn La: 4, Thanh Hóa: 2, Phú Thọ: 1).

V.Duẩn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo