xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Metro số 1 cần tháo gỡ hàng loạt nút thắt

THU HỒNG - MINH CHIẾN

Ngoài ảnh hưởng dịch bệnh, dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên, TP HCM) còn gặp khó khăn trong công tác đào tạo nhân sự, chờ xác định giá trị nguồn vốn cấp phát từ trung ương

UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về việc xác định giá trị vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Gặp nhiều khó khăn

Theo UBND TP HCM, tính đến thời điểm này, tổng khối lượng toàn dự án metro số 1 đạt 82,5%. Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị tư vấn, nhà thầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu mục tiêu năm 2021 hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị để chuẩn bị vận hành khai thác.

Ông Huỳnh Hồng Thanh, Phó trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM (MAUR - chủ đầu tư), cho biết do một số khó khăn vướng mắc nên thời gian khai thác thương mại tuyến metro 1 sẽ dời sang năm 2022, thay vì dự kiến cuối năm 2021. Cụ thể, dịch Covid-19 đã khiến tiến độ một số gói thầu xây lắp kéo dài 4-8 tháng vì không thể nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nước Đức, Tây Ban Nha, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản... Nhằm hạn chế ảnh hưởng tiến độ tuyến metro số 1, MAUR vừa đề xuất UBND TP HCM được sử dụng nguồn vật tư, thiết bị, nhân sự trong nước hoặc sử dụng các nhà thầu phụ trong nước để giảm phụ thuộc vào vật tư, thiết bị nước ngoài.

Ngoài ảnh hưởng dịch bệnh, phụ lục hợp đồng số 19 (kết quả đàm phán giữa MAUR và Liên danh NJPT) bao gồm: đào tạo lái tàu cho dự án metro, nhân viên điều độ, nhân viên nhà ga, chi phí điều chỉnh dự án… dự kiến thực hiện từ tháng 4-2017 nhưng đến nay vẫn chờ UBND TP HCM phê duyệt. "Do thời gian chờ hợp đồng kéo dài nên cuối năm 2020, Liên danh NJPT đã tạm ngưng đào tạo 58 học viên lái tàu vì chưa được thanh toán tiền. Ngoài ra, do chưa có kinh phí cũng làm chậm trễ việc đào tạo hơn 300 nhân viên vận hành (9 trưởng ga, 19 nhân viên điều độ và 291 nhân viên nhà ga). Thời gian đào tạo các nhân sự này mất từ 12-18 tháng" - ông Thanh giải thích.

Liên quan đến nguồn vốn cho tuyến metro số 1, Phó trưởng Ban MAUR cho rằng không quá lo. Vì thực tế, dự án có 3 nguồn vốn: ODA vay lại, ODA cấp phát và đối ứng. Trong đó, nguồn vốn ODA vay lại được UBND TP HCM ký kết với Bộ Tài chính vẫn ổn định, với khoảng 9.946 tỉ đồng, năm 2020 tiến độ lũy kế giải ngân đạt 55,5%. Nguồn vốn đối ứng từ ngân sách TP HCM cho tuyến metro số 1 là 561 tỉ đồng, cuối năm 2020 lũy kế giải ngân đạt 37,7%. Riêng vốn ODA cấp phát từ Trung ương khoảng 4.669 tỉ đồng, đang chờ xác định giá trị là tính theo yen Nhật hay tiền đồng Việt Nam.

Metro số 1 cần tháo gỡ hàng loạt nút thắt - Ảnh 1.

Thi công kéo cáp điện tuyến metro số 1. Ảnh: THU HỒNG

Cần chung tay giải quyết

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về vấn đề nêu trên, đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết bộ đã nhiều lần làm việc với TP HCM và các cơ quan liên quan, cũng như đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng đã có các chỉ đạo, yêu cầu sớm giải quyết để cấp vốn triển khai dự án.

Theo đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tuyến metro số 1 hiện vẫn chưa xác định được giá trị ODA cấp phát, còn lại do chưa thống nhất về áp dụng đồng tiền yen hay đồng Việt Nam, do đó chưa thể nhận vốn giải ngân từ Trung ương và không có vướng mắc gì về hiệp định vay vốn ODA.

Đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết về đồng tiền thanh toán cho dự án, Bộ Tài chính đã nhiều lần cho ý kiến và đồng thuận với các đề xuất của UBND TP HCM. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn quan điểm khác nhau, cụ thể là từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bởi lẽ, tổng mức đầu tư của dự án từ ban đầu tính theo tiền Việt (có tương đương ngoại tệ) nhưng đến nay tỉ giá thay đổi, dẫn đến có sự chênh lệch.

"Theo quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là giao vốn bằng tiền Việt thì đến thời điểm này đã hết phần vốn được giao cho dự án. Trong khi đó, quan điểm của bên vay vốn ODA là vay bằng ngoại tệ. Do đó, khi giải ngân cũng bằng ngoại tệ quy đổi theo tỉ giá thực tế theo từng thời điểm thanh toán. Cho nên, vốn tính bằng ngoại tệ vẫn còn nhưng tính bằng tiền Việt đã hết" - đại diện Bộ Tài chính lý giải. Vị này cho rằng TP HCM và các cơ quan liên quan cần ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung, xác định phần tăng thêm nếu thanh toán bằng yen để điều chỉnh hợp lý.

Đơn vị vận hành thiếu kinh phí hoạt động

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 - đơn vị vận hành tuyến metro 1 khi khai thác thương mại - đang trong tình trạng khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động, dẫn đến không bảo đảm đủ nhân sự để tiếp nhận đào tạo, chuyển giao công nghệ theo tiến độ của dự án; không đủ kinh phí để duy trì hoạt động ổn định đến giai đoạn vận hành, khai thác dự án.

Để giải quyết khó khăn, UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu trường hợp tiền lệ tại Hà Nội để tham mưu cho TP xem xét, cho phép tạm ứng kinh phí hoạt động. Khoản tạm ứng sẽ được công ty này hoàn trả khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo