xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mai của ngày hôm nay

Bài và ảnh: Khánh An

Cứ mỗi lần chuẩn bị cho Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc hoặc các kỳ ASEAN Para Games, Nguyễn Thị Mai lại lầm lũi một mình tập phóng lao, ném đĩa, đẩy tạ ở một góc sân vận động

Cách đây mấy năm, mỗi chiều ra sân vận động của tỉnh Hà Giang để tập thể dục, tôi thường gặp cô gái khuyết tật vóc dáng khá cao lớn nhưng cơ thể lệch một bên. Cô miệt mài tập phóng lao ở một góc tương đối khuất. Một mình lầm lũi phóng rồi lại tập tễnh ra nhặt lao, tập tễnh trở về vị trí cũ rồi lại tiếp tục lấy đà phóng lao. Cứ thế, đến hàng trăm lần phóng lao cho mỗi buổi chiều. Mặt cô đỏ tía, toàn thân đẫm mồ hôi.

Mỗi ngày tập một môn

Nhân lúc cô ngồi nghỉ uống nước, tôi lân la đến gần bắt chuyện, biết tên em là Nguyễn Thị Mai (SN 1977, ngụ phường Quang Trung, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang). Mai bảo: "Em đang tập phóng lao để đi dự Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc". Tôi thắc mắc sao không có huấn luyện viên (HLV), Mai bảo vì kinh phí khó khăn, không có điều kiện thuê HLV nên phải tự tập là chính.

Ngoài phóng lao, em còn tập đẩy tạ và ném đĩa, là những môn phù hợp thể trạng và mức độ khuyết tật của em. Mỗi ngày, Mai tập một môn. Không có bạn cùng tập hoặc người trợ giúp nên mỗi lần ném lao, ném đĩa hoặc đẩy tạ về phía trước, Mai lại tập tễnh ra vạch đích nhặt dụng cụ rồi trở về vạch xuất phát tập tiếp.

Mai của ngày hôm nay - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Mai với bộ huy chương đáng nể

Sự nỗ lực tập luyện đã đem về cho Mai thành tích đáng nể với 1 huy chương vàng (HCV) môn ném lao, 1 huy chương bạc (HCB) môn ném đĩa và 1 huy chương đồng (HCĐ) môn đẩy tạ tại Đại hội Thể thao người khuyết tật (NKT) toàn quốc năm ấy.

Sau đấy, Mai được chọn vào đội tuyển thể thao NKT Việt Nam tham dự các kỳ Para Games khu vực Đông Nam Á, các giải thể NKT tật châu Á và giành được thành tích cao, mang vinh quang về cho Tổ quốc.

Từ đó, cứ mỗi lần chuẩn bị cho Đại hội Thể thao NKT toàn quốc hoặc các kỳ ASEAN Para Games, tôi lại thấy Mai lầm lũi một mình tập luyện phóng lao, ném đĩa, đẩy tạ ở góc sân vận động.

Mới đây, khi biết tin Mai cùng đoàn thể thao NKT của tỉnh Hà Giang đi thi đấu Giải Thể thao người khuyết tật tại TP HCM hồi cuối tháng 6-2017 trở về, tôi đến nhà riêng gặp Mai để hỏi về thành tích.

Mai phấn khởi khoe: "Hà Giang xếp thứ 8/32 đoàn anh ạ. Tổng cộng, đoàn giành 4 HCV, 5 HCB và 6 HCĐ. Riêng em giành được 1 HCV, 2 HCB các môn ném lao, ném đĩa và đẩy tạ. Em là VĐV nữ duy nhất của đoàn Hà Giang đấy!".

Gặp Mai lần này, tôi dành cả buổi chiều để nói chuyện với em và nghe kể đôi nét về bản thân - điều mà những lần gặp trước Mai chưa muốn nói.

Mai kể: "Em bị sốt bại liệt năm lên 6 tuổi dẫn đến teo một tay và một chân. Tàn tật nhưng em gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Năm 2003, lúc bước sang tuổi 26 và con trai đã được 3 tuổi, em mới tham gia luyện tập thể thao. Thoạt đầu, chỉ tập luyện để tăng cường sức khỏe, nhưng sau đấy có người khuyên nên tham gia thi đấu một số môn nào đó phù hợp. Thế là em chọn ném lao, ném đĩa và đẩy tạ để thử và thấy cũng được. Năm 2005 là lần đầu em tham gia thi đấu tại Giải Thể thao NKT toàn quốc ở Hà Nội, giành được 2 huy chương bạc".

Hỏi về thành tích sau hơn 10 năm miệt mài luyện tập và thi đấu các giải lớn nhỏ, Mai nhẩm tính: "Em đã giành được tổng cộng trên 40 huy chương các loại, trong đó có 5 HCV, đặc biệt có HCV ASEAN Para Games. Mới đây nhất, em giành được 1 HCB và 2 HCĐ ASEAN Para Games lần thứ 9 tại Malaysia. Điều mừng nhất là em đã giành được 1 HCĐV Giải Vô địch thể thao người khuyết tật tại Trung Quốc và 1 HCĐ tại Đại hội Thể thao NKT tật châu Á - ASIAN Para Games, diễn ra tại Hàn Quốc. Em nghĩ, đó là thành tích không dễ gì đạt được đối với bản thân em. Hiện tại, em là một trong hai VĐV khuyết tật nữ của tỉnh Hà Giang còn tham gia luyện tập và thi đấu thể thao. Trước đây đông hơn, do hoàn cảnh khó khăn nên một số người bỏ cuộc!".

Chợt se lòng

"Được nhiều huy chương như thế chắc bộn tiền thưởng nhỉ". Nghe tôi đùa, Mai cười, giọng khá buồn: "Làm gì có nhiều hả anh. Các giải ở trong nước, như giải mới đây ở TP HCM, mỗi HCV, HCB, HCĐ chỉ được thưởng tương ứng 3 triệu đồng, 2 triệu và 1,5 triệu thôi. Các giải khu vực và châu lục thì cao hơn, nhưng cũng chỉ gấp vài lần tiền thưởng trong nước. Tiền thưởng huy chương của các VĐV khuyết tật ở một số giải đấu cũng chỉ bằng 50% tiền thưởng cùng loại so với giải cho VĐV lành lặn".

Rồi Mai chạnh lòng: "Em nghe nói ở những tỉnh khá giả, VĐV của họ thường được tỉnh thưởng thêm khi có huy chương hoặc kêu gọi được các nhà hảo tâm ủng hộ, tài trợ kinh phí để luyện tập, mua dụng cụ, thuê HLV, bồi dưỡng VĐV… Hà Giang còn nghèo quá. Những VĐV có thành tích tốt thường chỉ được khen thưởng bằng tinh thần là chính, vật chất thì chỉ theo quy định thôi anh ạ".

Nhìn ngôi nhà cấp 4 của người mẹ đơn thân này xây từ năm 1992, nay xuống cấp đến mức không an toàn, tôi chợt se lòng.

Mai của ngày hôm nay - Ảnh 2.

Ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng của mẹ con em

Nhân lúc vui chuyện, tôi hỏi: "Em có muốn kiến nghị điều gì lên các cấp, các ngành không?". Nghĩ một lát, Mai bảo: "Có chứ anh. Em mong có "Quỹ thể thao dành cho người khuyết tật" bằng hình thức xã hội hóa. Nếu có quỹ này thì sẽ có tiền hỗ trợ VĐV khuyết tật luyện tập, thi đấu và thưởng thêm khi có thành tích cao. Điều đó sẽ động viên, khích lệ chúng em rất nhiều".

Nói rồi, Mai bẽn lẽn: "Đấy là mong muốn chung. Còn mong muốn riêng của em thì vẫn loanh quanh chuyện ngôi nhà thôi anh ạ. Hai mẹ con em chỉ trông chờ vào đồng lương hơn 2 triệu đồng mỗi tháng của em làm ở Hội NKT tỉnh Hà Giang, ngoài ra chẳng có thu nhập gì thêm. Vì thế, lo được tiền để sửa ngôi nhà này đối với mẹ con em là cả vấn đề lớn. À, còn một mong muốn chung nữa, tiện đây em nói luôn, là nếu con của NKT mà được giảm hoặc miễn tiền học phí khi đi học thì tốt quá".

Tấm gương kiên trì

Tôi chợt nghĩ những thành tích Mai giành được trên cả hai phương diện hoạt động Hội NKT tỉnh Hà Giang và trong tập luyện, thi đấu thể thao thật đáng ghi nhận, đáng biểu dương là tấm gương kiên trì vượt qua số phận.

Nghe tôi đề nghị Mai lấy bộ huy chương cho tôi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm, ngần ngừ một lúc rồi Mai hồn nhiên: "Để em mặc đồ thể thao chụp ảnh cho nó đúng là một VĐV anh nhé".

Và thế là tôi chụp được tấm ảnh em với chùm huy chương các loại. Em giơ cao bộ huy chương như một sự khẳng định cho nỗ lực và thành quả của mình.

Trong một lần trò chuyện, Nguyễn Thị Mai tâm sự: "Với người lành lặn, để đạt được thành tích cao trong thể thao đã rất khó. Đối với người khuyết tật, đặc biệt là nữ như em thì đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm, tính kiên trì khổ luyện phải cao hơn nhiều. Ít nhất cũng phải gấp đôi, gấp ba VĐV lành lặn".

Vượt mọi gian nan và mặc cảm

Từ một cô bé tật nguyền, Nguyễn Thị Mai đã cố gắng vượt qua mọi gian nan, vất vả và sự mặc cảm để học xong THPT. Sau đó, em mở điểm bán vé số trên 10 năm để tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và đi học. Năm 2002, khi có việc vận động thành lập Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Giang, Mai đã rất tích cực tham gia trên tinh thần tự nguyện, không có thù lao. Rồi cô được cử làm thư ký nhóm "Hà Giang xanh" với 25 thành viên.

Từ năm 2009 đến 2011, Mai học xong lớp trung cấp tin học quản lý ở Hà Nội và trở về Hà Giang làm cán bộ văn thư kiêm thủ quỹ của Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Giang.

CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH:

Mai của ngày hôm nay - Ảnh 5. Mai của ngày hôm nay - Ảnh 5. Mai của ngày hôm nay - Ảnh 5. Mai của ngày hôm nay - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo