xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết để bứt phá

Bài và ảnh: Trần Thường

Năm địa phương Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa có sự liên kết bài bản để bứt phá

Chiều 1-7, tại tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức tọa đàm khoa học "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) trong bối cảnh mới". Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng liên kết phát triển Vùng KTTĐ miền Trung thời gian qua và thảo luận để tìm ra những giải pháp liên kết phát triển trong thời gian tới, phù hợp bối cảnh, tình hình mới và thực trạng phát triển các địa phương trong vùng.

"Vùng trũng" trong các vùng kinh tế trọng điểm

Theo Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW, Vùng KTTĐ miền Trung (gồm tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP Đà Nẵng) được Nghị quyết 39-NQ/TW định hướng phát triển để "trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy, lôi kéo các địa phương khác mà trước hết là các tỉnh trong vùng cùng phát triển; phát huy tối đa tác động hành lang Đông - Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan".

Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, liên kết Vùng KTTĐ miền Trung đã mang lại một số kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế đạt được những thành tựu quan trọng. Trong giai đoạn 2001-2019, tốc độ tăng GRDP bình quân toàn vùng luôn được duy trì ở mức tăng trưởng cao (10,25%/năm)... Tuy nhiên, trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển Vùng KTTĐ miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của trung ương, đang là "vùng trũng" trong các vùng KTTĐ khác của cả nước.

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW - đánh giá phát triển Vùng KTTĐ miền Trung đang gặp nhiều tồn tại, hạn chế như tăng trưởng kinh tế còn thiếu ổn định; quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng, nhất là mật độ kinh tế; quy hoạch phát triển Vùng KTTĐ miền Trung còn nhiều bất cập; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ cản trở tổ chức không gian phát triển; diện tích lớn trong khi nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; các đô thị thiếu liên kết…

Đặc biệt, cơ chế điều phối, liên kết phát triển vùng đã được ban hành nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương. Xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng; lợi thế cấp vùng của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.

Liên kết để bứt phá - Ảnh 1.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa khai thác hết lợi thế phát triển kinh tếẢnh: TỬ TRỰC

Cần bộ máy điều phối đủ thẩm quyền

TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng dư địa phát triển của Vùng KTTĐ miền Trung còn rất lớn, nhất là các lĩnh vực khu kinh tế và công nghiệp ven biển; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp; hệ thống cảng biển; thị trường bất động sản. Nếu khai thác, phát trưởng đúng hướng thì trong một ngày không xa, Vùng KTTĐ miền Trung sẽ trở thành vùng phát triển của Việt Nam. Ông Trần Du Lịch kiến nghị xem xét xác định lại vùng trọng điểm, không nên tách các tỉnh Vùng KTTĐ miền Trung hiện tại với các tỉnh Tây Nguyên.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đưa ra 3 quan điểm liên kết phát triển vùng trong giai đoạn mới. Trong đó, ông cho rằng cần xây dựng bộ máy điều phối vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực để thực hiện hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều phối và tạo thuận lợi cho các chính quyền địa phương thực hiện liên kết vùng...

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, ông Trần Tuấn Anh cho biết nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra của Ban Chỉ đạo khi thực hiện tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW là tham mưu, đề xuất được với Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết mới nhằm định hướng phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trong thời gian tới, phù hợp với bối cảnh tình hình mới. Nghị quyết mới cần bám sát các chủ trương, định hướng về phát triển vùng tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; phù hợp với thực tiễn phát triển của vùng và lợi thế các địa phương trong vùng. Các ý kiến tại buổi tọa đàm sẽ được chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tổng kết và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chủ trương, định hướng nhằm phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ thời gian tới. 

Xu thế tất yếu

Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - cho rằng trước bối cảnh thách thức và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của quá trình hội nhập, cạnh tranh quốc tế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các lợi thế dần bị thu hẹp. Các thách thức về giao thông, môi trường, dân số, hiện tượng cực đoan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian gần đây... đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của cả vùng và của từng địa phương. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng theo nguyên tắc cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau có lợi hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo