xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Phan Kiệm: Người chiến sĩ cách mạng kiên trung

Trường Hoàng

Ông Phan Kiệm (15.7.1920 - 15.7.2020) đã đi xa nhưng mãi vẫn là tấm gương sáng về một chiến sĩ cộng sản kiên trung

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Phan Kiệm (15.7.1920 - 15.7.2020), Thành ủy TP HCM phối hợp gia đình ông Phan Kiệm tổ chức dâng hương, hội thảo… tưởng nhớ người chiến sĩ cách mạng kiên trung, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tham gia cách mạng rất sớm

Ông Phan Kiệm (bí danh Đào Tấn Xuân, Năm Thành, Năm Vân, Năm Xuân) sinh ra trong gia đình nghèo nhưng giàu lòng yêu nước ở làng Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Phan Kiệm: Người chiến sĩ cách mạng kiên trung - Ảnh 1.

Ông Phan Kiệm và gia đình. (Ảnh gia đình cung cấp)

Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 16 tuổi được kết nạp vào Đảng; là huyện ủy viên năm 19 tuổi. Tròn 20 tuổi, ông là phó bí thư Huyện ủy Triệu Phong. Cũng năm đó, ông bị địch bắt, bị tù đày ở Lao Bảo rồi nhà lao Buôn Ma Thuột. Sau khi ra tù, ông lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Đắk Lắk. Sau đó, ông lần lượt đảm đương các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; Chính trị viên Mặt trận Quy Nhơn - An Khê; Chính ủy Trung đoàn Nam Tiến; Chính ủy Trường Lục quân Nam Bộ; quyền Tư lệnh kiêm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn... Từ năm 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam, tiếp tục nhiệm vụ Khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách Bí thư liên quận 1-4; Ủy viên Thường vụ Khu ủy và sau đó là Phó Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

Cuối năm 1957, lần thứ hai ông Phan Kiệm bị địch bắt và đày ra Côn Đảo. Năm 1961, ông vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Cảm hóa địch

Theo cuốn "Mật mã đặc khu" của đại tá Phan Tùng Sơn, ngày 18-8-1945, tại Đắk Lắk, ban lãnh đạo lâm thời tỉnh bộ Việt Minh triệu tập cuộc họp khẩn.

Thông qua mạng lưới giao liên, ông Kiệm triệu tập thêm một số nhân vật "hội viên kín" của Việt Minh. Những người này từng là lính khố xanh, được giác ngộ cách mạng, hoạt động cho ta. Trong khi một số người không tán thành việc đưa những người này vào dự những cuộc họp quan trọng thì ông Kiệm cho rằng tình thế đòi hỏi phải tập trung mọi nguồn lực phát huy sức mạnh tổng hợp.

Nhiều lính khố xanh trở thành hội viên kín của Việt Minh là người của các buôn làng, rành địa bàn, tiếng nói của họ rất có trọng lượng đối với người dân. Công tác dân vận, địch vận không ai làm tốt hơn họ. Tiêu biểu trong số đó là YBlốk ÊBan (sau này là thiếu tướng quân đội). Thời gian làm lính khố xanh tại là lao Buôn Ma Thuột, YBlốk ÊBan được ông Bùi San và ông Phan Kiệm cảm hóa, giáo dục đi theo cách mạng. YBlốk ÊBan là người Ê Đê, sinh ra tại Buôn Ma Thuột nên rành địa phương như lòng bàn tay.

Hay như y tá Y Som cũng được ông Phan Kiệm cảm hóa, trở thành đầu mối quan trọng cho ta, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển thông tin, thuốc men phục vụ tù nhân, làm cầu nối thông tin cho ta trong và ngoài nhà tù. Về sau, Y Som cũng là thành phần tích cực tham gia lực lượng vũ trang khởi nghĩa.

Sự giác ngộ của những người như YBlốk ÊBan, Y Som giúp cho các hoạt động của Đảng và Việt Minh tiến tới cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Đắk Lắk thành công.

"Ba Năm" thân thương

Kể về người cha đáng kính của mình, tiến sĩ Phan Thu Nga cho biết dù công việc bận rộn nhưng cha của bà vẫn luôn dành thời gian chia sẻ với con cháu. Các bạn của chị khi gặp khó khăn cũng đều được ông Phan Kiệm giải thích hướng dẫn nên mọi người thường gọi ông bằng tên "Ba Năm".

Nguyên Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận 2 (TP HCM) Võ Thị Ngọc Sương (cháu gọi ông Phan Kiệm là dượng) nhớ khoảng năm 1986, thấy gia đình bà có con nhỏ, không có sữa uống nên ông Phan Kiệm mang lon sữa từ nhà sang. Trên đường đến nhà bà, ông không may bị xe tông bị thương. Thế nhưng khi ngã, ông không lo cho sức khỏe của mình mà lại lo lon sữa bị đổ không có để cho con bà uống.

Trong quá trình công tác, bà Sương cho biết đã nhận được sự chỉ bảo, dạy dỗ từ ông Phan Kiệm là phải sống giản dị, chia sẻ khó khăn cùng người nghèo. Thấm nhuần lời dạy đó nên bà đã phấn đấu rèn luyện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

Nhiều phần thưởng cao quý

Với những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng, ông Phan Kiệm đã được Đảng, nhà nước trao tặng và truy tặng: Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; 2 Huân chương Quân công hạng ba; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhì; Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày, trung kiên bất khuất.

Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện có một con đường mang tên Phan Kiệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo