xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kon Tum: Đua nhau "xẻ thịt" công viên

Hoàng Thanh

(NLĐO) - Hai khu đất công viên đã được "phù phép" thay đổi mục đích và cho tư nhân thuê dài hạn để kinh doanh

Đó là Công viên Đắk Hà và Công viên 24 tháng 3 (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum).

Theo tài liệu mà phóng viên có được, ngày 28-9-2016, ông Hoàng Nghĩa Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Hà, ký tờ trình gửi Thường trực HĐND huyện Đắk Hà xin chủ trương cho sử dụng, khai thác cụm Công viên Đắk Hà và Công viên 24 tháng 3 theo hình thức xã hội hóa. Đến 11-10-2016, HĐND huyện Đắk Hà có văn bản thông báo kết luận của Thường trực HĐND huyện thống nhất cho chủ trương đầu tư, sử dụng Công viên Đắk Hà và Công viên 24 tháng 3 nhưng phải đảm bảo mục đích sử dụng của 2 công viên trên.

Kon Tum: Đua nhau xẻ thịt công viên - Ảnh 1.

Công viên Đắk Hà được "phù phép" từ đất công cộng sang đất kinh doanh thương mại và mở quán cà phê, phòng tập gym...

Đến ngày 26-10, ông Hoàng Nghĩa Trí ký 2 Quyết định số 1385/QĐ-UBND cho ông Đinh Xuân Ba thuê diện tích hơn 10.500 m2 của Công viên 24 tháng 3  và Quyết định 1386/QĐ-UBND cho ông Phan Thanh Trường (cùng tổ dân phố 1, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà) thuê diện tích gần 11.200 m2 tại Công viên Đắk Hà. Thời hạn cho thuê 2 khu đất trên là 30 năm, bắt đầu từ ngày 1-11-2016 đến ngày 1-11-2046. Hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.

Ngày 6-3-2017, ông Hoàng Nghĩa Trí ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ – Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CH04983, diện tích 11.173 m2 ở vị trí Công viên Đắk Hà cho ông Phan Thanh Trường, mục đích sử dụng là đất "khu vui chơi, giải trí". Đến ngày 20-11-2017, ông Trường được Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng 14 hạng mục như: nhà tập thể hình; khu nhà ăn, uống; khu cà phê… trên diện tích đất trên. Thậm chí, một phần diện tích đã được cho siêu thị Homart TP HCM thuê lại để kinh doanh.

Kon Tum: Đua nhau xẻ thịt công viên - Ảnh 2.

Một phần diện tích đã được cho siêu thị Homart TP HCM thuê lại để kinh doanh

Sau khi xây dựng các công trình, ông Trường được Sở TN-MT tỉnh Kon Tum cấp giấy chứng nhận QSDĐ-Quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Lúc này, không biết vì lý do gì mục đích đất chuyển từ đất "khu vui chơi, giải trí" công cộng đã được chuyển thành đất "thương mại dịch vụ"?

Trả lời về điều này, ông Đoàn Thế Tiền, Giám đốc Trung tâm Đăng ký đất đai huyện Đắk Hà, giải thích: Do diện tích đã được UBND huyện cho ông Trường thuê để đầu tư cơ sở xây dựng dịch vụ trò chơi để kinh doanh nên mục đích sử dụng được xác định là đất "thương mại dịch vụ"(?)

Còn Công viên 24 tháng 3 diện tích 10.539 m2 được cấp giấy chứng nhận QSDĐ - Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất vào ngày 16-12-2016 cho ông Đinh Xuân Ba thuê với mục đích là đất công viên nhưng vẫn được phép đầu tư xây dựng nhiều hạng mục như: sân bóng đá nhân tạo; nhà trượt patin; nhà bán nước, cà phê, ăn nhẹ…

Kon Tum: Đua nhau xẻ thịt công viên - Ảnh 3.

Người dân không còn được tự do ra vào Công viên 23 tháng 4, muốn ra vào phải sử dụng dịch vụ

Đáng chú ý, các công viên trên đều nằm ở vị trí đắc địa, thuận tiện cho việc buôn bán kinh doanh bậc nhất của huyện Đắk Hà. Trong đó Công viên 24 tháng 3 có 4 mặt tiền nằm ngay sau trụ sở Huyện ủy, UBND và Công an huyện. Công viên Đắk Hà nằm giáp Quốc lộ 14 có 2 mặt tiền nhìn ra tượng đài của huyện.

Qua giám sát, HĐND huyện Đắk Hà cũng đã phát hiện: "Một số dự án được cho thuê đất phát triển đô thị, xây dựng khu vui chơi giải trí theo quy hoạch nhưng đã chuyển đổi sang đất thương mại dịch vụ để xây dựng cơ sở kinh doanh trên đất công cộng của dự án".

Theo khoản 2, Điều 10, Luật Đất đai 2013, quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng như khu vui chơi giải trí công cộng, khu sinh hoạt cộng đồng... không được xây dựng các công trình kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Như vậy việc xây dựng các cơ sở kinh doanh kiên cố trên diện tích các khu đất này là trái luật.

Ông Nguyễn Cao Yến, Trưởng Phòng TN-MT huyện Đăk Hà, cho rằng những công trình xây dựng tại các công viên chỉ là lắp ghép chứ không kiên cố. Về việc tại sao các khu đất được "phù phép" từ đất công cộng thành đất thương mại dịch vụ thì ông Yến nói do Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, ông sẽ kiểm tra lại rồi trả lời sau, nếu sai sẽ xử lý.

Làm trái luật vì không có vốn

Ông Hoàng Nghĩa Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà, cho rằng đáng lý công viên phải do nhà nước đầu tư, xây dựng. Tuy nhiên nguồn vốn của huyện không có nên kêu gọi xã hội hóa. "Những công trình mà các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhằm bổ sung cho công viên. Khi khách đến chơi, thăm quan thì có nơi ngồi để thưởng thức cà phê, ngắm cảnh"(!?)


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo