xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến nghị tăng vốn cho 127 dự án

PHAN ANH

Trước tình hình một số dự án có tiến độ thực hiện tốt, đạt tỉ lệ giải ngân cao, UBND TP HCM kiến nghị HĐND TP điều chỉnh, bổ sung vốn để sớm đưa dự án vào sử dụng

Theo kế hoạch, sáng nay (10-11), HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ khai mạc kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận, thông qua một số tờ trình của UBND TP liên quan về vốn cho một số dự án trên địa bàn TP.

Ưu tiên các dự án giải ngân tốt

Cụ thể, UBND TP sẽ trình HĐND TP quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho 153 dự án và 1 chương trình. Trong đó, điều chỉnh giảm vốn cho 26 dự án với hơn 1.569 tỉ đồng và một chương trình với hơn 245 tỉ đồng là các dự án, chương trình không thể sử dụng hết vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 do vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giảm khối lượng thực hiện theo thực tế và giảm kế hoạch theo giá trị quyết toán được phê duyệt. Đề xuất điều chỉnh tăng vốn cho 127 dự án với hơn 1.185 tỉ đồng là các dự án đã được HĐND TP bố trí kế hoạch đầu tư năm 2020 và có tiến độ thực hiện tốt, đạt tỉ lệ giải ngân cao, cần điều chỉnh tăng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 để tiếp tục thực hiện và sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

"Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 của các dự án này không còn đủ nên cần phải điều chỉnh tăng để làm cơ sở bố trí vốn đầu tư công năm 2020" - tờ trình nêu rõ.

Kiến nghị tăng vốn cho 127 dự án - Ảnh 1.

UBND TP HCM kiến nghị vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư Dự án Cải thiện môi trường nước TP HCM, lưu vực Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ giai đoạn 2 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Riêng kế hoạch đầu tư công năm 2020, UBND TP đề xuất điều chỉnh giảm vốn đối với các dự án có tỉ lệ giải ngân thấp không có khả năng hoàn thành để điều chuyển sang các dự án có tỉ lệ giải ngân cao theo thứ tự ưu tiên: bố trí vốn để thu hồi tạm ứng theo các văn bản chỉ đạo UBND TP; vốn đối ứng thực hiện các dự án ODA; vốn thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh; vốn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất đã hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý; vốn cho các dự án chuyển tiếp, dự án khởi công mới, dự án chuẩn bị đầu tư đã có đủ thủ tục đầu tư.

Tổng vốn điều chỉnh giảm là hơn 3.621 tỉ đồng. Sau khi xem xét điều chỉnh giảm vốn cho các dự án thì tổng vốn có thể bổ sung tăng cho các dự án trong năm 2020 là hơn 3.632,7 tỉ đồng (số vốn chưa phân khai trong năm 2020 là 11,6 tỉ đồng cộng với số vốn điều chỉnh giảm hơn 3.621 tỉ đồng). Nếu HĐND TP chấp thuận phương án điều chỉnh trên thì tổng vốn ngân sách TP bổ sung đợt này tăng 11,6 tỉ đồng.

Vốn đầu tư công năm 2020 được HĐND TP thông qua là hơn 42.150 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách TP là hơn 33.952 tỉ đồng, vốn ngân sách trung ương là hơn 8.198 tỉ đồng. Tính đến ngày 30-10-2020, TP đã giải ngân hơn 24.389 tỉ đồng, đạt 57,9% kế hoạch vốn TP giao, cao hơn so với cùng kỳ.

Vay thêm hơn 2.378 tỉ đồng cho dự án môi trường nước

UBND TP còn có tờ trình kiến nghị HĐND TP cho phép UBND TP huy động vốn để đầu tư Dự án Cải thiện môi trường nước TP HCM, lưu vực Tàu Hũ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ giai đoạn 2 theo phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, UBND TP sẽ vay lại 10.813 triệu yen (tương đương 2.378,860 tỉ đồng) cho khoản vay lần 4 của dự án. Thời gian vay là 30 năm. UBND TP sẽ bố trí ngân sách TP hoặc các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Theo UBND TP, dự án trên được Thủ tướng cho phép đầu tư năm 2005 và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi năm 2000. Dự án được UBND TP phê duyệt đầu tư vào năm 2006, phê duyệt điều chỉnh năm 2008. Mục tiêu của dự án là tiếp tục hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa nhằm chống ngập úng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường cho các khu vực trũng của TP và vùng lân cận thuộc lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ; đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Dự án gồm 6 gói thầu xây lắp chính với tổng mức đầu tư được duyệt là hơn 11.281 tỉ đồng, trong đó vốn ODA là gần 9.831 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng hơn 1.450 tỉ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức phân kỳ, sau khi dự án được phê duyệt, hiệp định vay vốn ODA cho dự án được tiến hành đàm phán, ký kết từng lần. Đến nay, đã có 3 hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản được ký kết với tổng giá trị 35.693 triệu yen.

Đề nghị công nhận Thạnh An là xã đảo

Dự kiến tại kỳ họp này, UBND TP HCM cũng trình HĐND TP xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương đề nghị công nhận xã Thạnh An, huyện Cần Giờ là xã đảo.

Theo UBND TP, xã Thạnh An bảo đảm các tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 569/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, điều kiện, thủ tục công nhận xã đảo. Xã Thạnh An được xem là vùng đặc biệt khó khăn của TP HCM: có địa hình trũng thấp thường xuyên bị ngập triều, mật độ dân cư cao, không có khả năng mở rộng diện tích đất ở, trên 5% dân cư có thu nhập thuộc diện hộ nghèo, dân cư phần lớn nhà ở có chất lượng thấp, hệ thống hạ tầng thiếu và yếu kém, là xã thường xuyên chịu nhiều thiệt hại do mưa bão, áp thấp nhiệt đới và triều cường gây ra và cũng là vùng khó khăn, khó có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội về trước mắt và lâu dài…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo