xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến nghị tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách

Văn Duẩn - Nguyễn Hưởng

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần giảm đại biểu ở khối hành pháp, tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội (QH) khóa XIV, sáng 29-10, QH thảo luận tại tổ về: Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH; dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Tăng tính chuyên nghiệp

Phát biểu tại tổ về cơ cấu đại biểu (ĐB) QH trong Luật Tổ chức QH, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (ĐB tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đánh giá vẫn chưa thực sự đổi mới khi nhiều bộ trưởng, thậm chí một số chủ tịch UBND tỉnh, làm ĐBQH, dẫn đến thực tế là gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành do phải kiêm nhiệm. Đề nghị tăng số lượng ĐBQH chuyên trách, giảm số lượng ĐBQH là người thuộc cơ quan hành pháp, nâng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách từ 35% như hiện nay lên 50%-60% để đội ngũ ĐBQH có vai trò khác đi.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga, người có kinh nghiệm làm ĐBQH trong suốt 20 năm qua, cho rằng qua 5 khóa hoạt động, trong đó đã có 3 khóa hoạt động chuyên trách thì thấy những người làm việc ở cơ quan dân cử cũng có không ít tâm tư, nhất là trong hoạt động giám sát.

"Tôi đã từng chứng kiến ở khóa trước, một ĐBQH địa phương chất vấn bộ trưởng thì ngay buổi trưa, bí thư tỉnh ủy địa phương đó gọi điện tới ĐB gay gắt, phê bình "cháy mặt". Mà chuyện này không phải hiếm. ĐB rơi vào trường hợp đó đương nhiên rất ấm ức. Những chuyện kém như thế đã làm giảm hiệu quả hoạt động giám sát của QH" - bà Lê Thị Nga chia sẻ.

Còn theo ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM - trong thực tiễn hoạt động QH, đa phần ĐBQH chuyên trách hoạt động tương đối hiệu quả, bởi họ có toàn thời gian hoạt động, nghiên cứu chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng nên đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, thể chế hiện nay khiến cán bộ có nhiều ràng buộc, nên nếu không phải ĐB chuyên trách thì mỗi khi phát biểu phải cân nhắc xem có "động chạm" đến cá nhân, tập thể nào không, sẽ cân nhắc nói hay không nói. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chính kiến của ĐB.

Nữ ĐB của TP HCM đánh giá công việc của mỗi địa phương ngày càng nhiều, do đó nếu ĐB vừa làm công việc chuyên môn "ngập đầu" lại vừa làm công việc ĐBQH sẽ rất khó làm tốt trách nhiệm ở cả hai vị trí. Do vậy, để QH hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, cần tăng ĐB chuyên trách, để bố trí ĐB chuyên trách cho các cơ quan của QH cũng như ở các đoàn ĐBQH.

Kiến nghị tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) kiến nghị về nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách Ảnh: VĂN DUẨN

Bỏ tổ chức hoạt động hình thức

Tại Tổ ĐBQH TP HCM, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại tất cả 177 phường thuộc các quận và thị xã Sơn Tây của TP Hà Nội, cơ bản các ĐB đồng tình với việc thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội.

ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng thực tiễn HĐND phường ở một số đô thị thời gian qua hoạt động còn hình thức, có thể bỏ. Dù vậy, điều quan trọng nhất là quyền và tiếng nói của cử tri, nhân dân vẫn phải được bảo đảm. Theo ông, khi bỏ HĐND phường thì chúng ta phải tăng cường vai trò giám sát của các ĐB HĐND quận, kể cả ĐB HĐND cấp TP, ĐBQH. Vấn đề là phải thiết kế lại một số quy định về chức năng nhiệm vụ của HĐND quận, để người dân ở tất cả phường vẫn có quyền được tiếp cận các ĐB của địa phương mình,

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm lưu ý rằng TP HCM là một trong 10 địa phương đã từng thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường theo Nghị quyết 26 của QH (khóa XII) ngày 15-11-2008, có hiệu lực ngày 1-4-2009 và rút ra nhiều bài học quý giá. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm bày tỏ băn khoăn khi QH đi khảo sát, đánh giá "thì lại không khảo sát ở TP HCM".

Việc không tổ chức HĐND ở cấp phường không khác nhiều so với việc đã thí điểm. Không lo chuyện không có người đại diện cho dân, vấn đề chỉ là ai đại diện, nếu không tổ chức ở cấp quận, huyện, phường thì HĐND TP sẽ là đại diện.

Hôm nay, 30-10, QH sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

ĐB phải thấy vinh dự, gắn bó lâu dài

ĐB Trần Văn Quý (Đoàn ĐBQH Hưng Yên) dẫn chứng ở các nước, khi được bầu làm nghị sĩ chuyên nghiệp hay ĐB chuyên trách sẽ thấy vinh dự, gắn bó lâu dài, còn ở nước ta chưa đạt được suy nghĩ như vậy. Theo ông, phải xem đoàn ĐBQH là một bộ phận của QH đặt tại địa phương, chứ không thể xem là một cơ quan của địa phương.

"Đề nghị cơ chế tài chính vẫn giữ nguyên như quy định năm 2014, Nghị quyết của QH, đó là hoạt động của ĐBQH, các đoàn ĐBQH do kinh phí QH bảo đảm. Còn sau này nếu sáp nhập các văn phòng, chuyển về địa phương thì hoạt động của bộ phận giúp việc cho đoàn ĐBQH sẽ do địa phương chi trả" - ông Trần Văn Quý kiến nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo