xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không vì quá lo sợ mà cấm đoán!

Lương Duy Cường

Không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch nhưng không vì quá lo sợ mà đưa ra những lệnh cấm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đây là phát biểu của ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - tại buổi họp mới đây để đánh giá tình hình 8 tháng đầu năm của tỉnh này.

Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - dẫn việc vừa qua, khi kiểm tra thì thấy TP Tam Kỳ vắng lặng, không có dịch mà như có dịch, trong khi các địa phương lân cận thì rất nhộn nhịp, sôi động. Rồi ông đặt câu hỏi: "Chúng ta không để cho người dân hoạt động buôn bán thì lấy đâu ra tiền nộp thuế cho nhà nước?".

Chuyện từ một tỉnh nhưng rất đáng suy nghĩ.

"Chống dịch như chống giặc" nên chủ quan, lơ là thì trả giá đắt. Công dân chủ quan, lơ là thì đã một lẽ, chứ cán bộ mà chủ quan, lơ là thì dịch bệnh lây lan rất khó dập tắt. Rất nhiều địa phương, ban, ngành vì thế mà vừa qua đã phải xử lý đối với hàng loạt các cán bộ chủ quan, lơ là trong chống dịch.

Ngược lại, có không ít lãnh đạo các địa phương lại lo sợ đến nỗi đưa ra những lệnh cấm thái quá gây áp lực không đáng có. Có nơi rào chắn kín, kỹ đến mức cản trở cả việc cấp cứu. Có nơi vội vã ban hành lệnh ngăn cản người và phương tiện cả khi chưa cần thiết...

Hôm 5-6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phải yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải trao đổi với các địa phương liên quan để thống nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách), bảo đảm kiểm soát dịch bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ" gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Chống dịch nên việc bảo vệ sinh mạng người dân là trên hết. Nhưng dịch không chỉ một ngày, mà kéo dài hàng tháng trời, hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng triệu lao động mất việc làm, hàng loạt hoạt động kinh tế đình đốn. Cho nên, vừa chống dịch vừa phải nghĩ đến việc khi khống chế được dịch thì phải sớm phục hồi kinh tế, nếu không thì phải đối diện với hàng loạt khó khăn khác. Nói rộng ra là phải thực hiện "mục tiêu kép" mà lãnh đạo Đảng, nhà nước luôn nhắc nhở các địa phương phải lưu ý. 

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa tổ chức ngày 6-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo phải duy trì, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất cung ứng. Trong đó, thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) từ nay đến cuối năm, dự kiến 2-3 triệu lượt người.

Không vì quá lo sợ mà cấm đoán! - Ảnh 1.

Hàng quán tại TP HCM được bán mang đi thông qua shipper từ ngày 9-9 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tại TP HCM, ngay sau khi có những thông điệp khả quan trong kiểm soát F0, tiêm vắc-xin và thực hiện 5K..., thành phố đã cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập được phép hoạt động từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày theo hình thức bán hàng mang đi. Đây chính là một trong những quyết sách cụ thể để nới lỏng dần việc giãn cách sâu đã áp dụng để chống dịch. Nới lỏng có cân nhắc, tính toán và chọn thời điểm phù hợp.

Chúng ta còn phải rất vất vả nữa, tốn kém nhiều nữa mới hy vọng khống chế được đại dịch Covid-19 nhưng không vì thế mà phải quá lo sợ. Vì khi đã ở trong tâm trạng lo sợ thì sẽ khó tỉnh táo để suy nghĩ đúng và hành động đúng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo