16/05/2022 04:31

"Khổ" vì điều chỉnh quy hoạch

Ông Lê Thành Nhân - Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu gạo Ngọc Thiên Phú ở thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - cho biết việc địa phương bất ngờ điều chỉnh quy hoạch đất đã làm công ty rơi vào cảnh khốn khó, mỗi tháng phải đóng lãi hơn 400 triệu đồng, trong khi dự án xây dựng nhà máy chưa biết đi về đâu.

"Công ty được cấp phép đầu tư vào năm 2017 để thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu với tổng vốn 2.700 tỉ đồng. Dự án được tiến hành trên khu đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Trong đó, chúng tôi trúng đấu giá hơn 4.600 m2, còn hơn 20.800 m2 thì thuê trả tiền hằng năm, thời hạn thuê đất đến tháng 5-2049. Tuy nhiên, việc UBND huyện Châu Phú thay đổi quy hoạch đất đã làm công ty không thể thực hiện dự án và lâm vào cảnh rất khó khăn" - ông Nhân bức xúc.

Cũng theo ông Nhân, dự án nhà máy gạo của Công ty Ngọc Thiên Phú được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào năm 2019. Hơn nữa, công ty cũng đã đầu tư vốn 540 tỉ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự án.

Khổ vì điều chỉnh quy hoạch - Ảnh 1.

Đến năm 2021, Công ty Ngọc Thiên Phú nộp bản vẽ chi tiết 1/500 lên Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Châu Phú để xin phê duyệt quy hoạch và được đơn vị này trả lời: "Vị trí xin thực hiện dự án nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Ngọc Thiên Phú được quy hoạch là khu vui chơi giải trí công cộng, không phải đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp".

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho rằng dự án nhà máy gạo của Công ty Ngọc Thiên Phú có 2 vấn đề: Thứ nhất, công ty xin trả tiền thuế hằng năm sang trả tiền thuế một lần thì không thể được. Vì theo quy định hiện nay, đất nhà nước cho thuê phải trả tiền hằng năm, còn nếu chuyển sang một lần thì phải đấu giá lại. Tỉnh cũng đã có văn bản cho tất cả các công ty, đơn vị thuê đất nhà nước đều phải thực hiện theo như vậy chứ không riêng gì Công ty Ngọc Thiên Phú. Thứ hai, huyện Châu Phú cũng đã lấy ý kiến người dân, vì khu vực đó có nguy cơ sạt lở nên sẽ quy hoạch thành công viên cây xanh, chứ không xây dựng nhà máy. Trường hợp này ảnh hưởng quyền lợi của doanh nghiệp, về mặt nguyên tắc thì nhà nước phải đền bù.

"Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, việc xây dựng công viên cây xanh, kết hợp làm cầu cảng phục vụ du lịch sẽ rất phù hợp. Trên trục đường chính này có 3 nhà máy, trong đó có Công ty Ngọc Thiên Phú, nên theo quy hoạch sẽ được di dời sang nơi khác. Nếu Công ty Ngọc Thiên Phú muốn tiếp tục đầu tư thì tỉnh sẽ tìm vị trí phù hợp đường sông, đường bộ, cả vùng nguyên liệu và tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để doanh nghiệp phát triển" - ông Thư khẳng định.

Kỳ Đồng

Tin liên quan

Viết bình luận

Nâng chất lượng sống cho dân
14 phút trước 548 1k
Ngày 6-2, tại chung cư Tôn Thất Thuyết, phường 4, quận 4, TP HCM đã xảy ra sự cố sập đà, sàn hành lang và tường lan can lối đi. Xây dựng đã hơn 50 năm, chung cư này xuống cấp trầm trọng, một số nhà trong chung cư có tình trạng cột, dầm, sàn bê-tông, ban công bằng gạch bị nứt vỡ, nguy cơ mất an toàn cao. Ngay sau đó, UBND TP HCM và quận 4 đã chỉ đạo khẩn cấp di dời dân, bố trí tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Gia đình một chủ tịch phường xây 9 căn nhà liền kề không phép
37 phút trước 548 1k
(NLĐO) - Chưa làm thủ tục tách thửa đất cho 9 căn nhà trên diện tích đất mặt phố rộng 1.000 m2 và chưa được cấp phép xây dựng nhưng gia đình một chủ tịch phường ở TP Hải Phòng vẫn xây dựng 9 căn nhà liền kề
Hôm nay, TP HCM diễn ra tọa đàm quan trọng
1 giờ trước 548 1k
Hôm nay (30-3), Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM tổ chức tọa đàm thảo luận và góp ý dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden nhận lời thăm cấp cao lẫn nhau
2 giờ trước 548 1k
Trong điện đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc lại lời mời thăm cấp cao lẫn nhau. Hai nhà Lãnh đạo vui vẻ nhận lời và giao các cơ quan liên quan thu xếp vào thời gian phù hợp