xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang

CÔNG TUẤN - THANH VÂN

(NLĐO) – Sáng nay (16-10), tại Tỉnh ủy Kiên Giang, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức khai mạc.


Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo đại hội. Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của trung ương.

Những thành quả nổi bật

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, phát biểu tại lễ khai mạc đại hội

Theo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ qua, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng của tỉnh phát triển khá, tăng trưởng bình quân 8,2%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 51.697 tỷ đồng. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản; công nghiệp chế tạo, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, thuyền tiếp tục là ngành công nghiệp chủ đạo và là động lực tăng trưởng toàn ngành công nghiệp. Tiếp tục tạo điều kiện phát triển các nhà máy chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực công nghiệp chế biến.

Duy trì phát triển ổn định công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của tỉnh đã đóng góp vào ngân sách 3.117 tỷ đồng, giải quyết việc làm 9.800 lao động. Tập trung đầu tư mạng lưới cấp điện vùng lõm cho các huyện; cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện theo quy hoạch. Đã đưa điện lưới quốc gia đến 6 xã/9 xã đảo; đối với 3 xã đảo còn lại (An Sơn, Nam Du, Thổ Châu) chưa có điện lưới quốc gia cũng đã tăng giờ phát điện 24/24 giờ, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 99,5% (vượt Nghị quyết Đại hội).

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo các bộ, ngành của trung ương có mặt tại đại hội

Mạng lưới đô thị tiếp tục mở rộng, phát triển, định hình rõ nét hơn. Công tác quy hoạch được chú trọng, tập trung các nguồn lực cho đầu tư, từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đô thị, nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 29,4%.

Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá. Tập trung phát triển, mở rộng hệ thống thương mại, đa dạng các ngành dịch vụ khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là dịch vụ du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13,29%/năm. Kim ngạch xuất khẩu có bước chuyển biến tích cực so với nhiệm kỳ trước, đạt 780 triệu USD, tăng 19,5% so năm 2015; thị trường tiêu thụ hàng hóa nông-thủy sản xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Phát triển nhanh hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, bách hóa tổng hợp ở các đô thị và trung tâm huyện. Phát triển và quản lý tốt kinh tế biên mậu.

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, lượng khách tăng rất nhanh qua các năm, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh. Doanh thu du lịch đạt hơn 22.918 tỷ đồng. Nổi bật là chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao; cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tiếp tục được đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách; nguồn nhân lực phục vụ du lịch cơ bản đáp ứng yêu cầu; liên kết du lịch với các địa phương khác trong nước và quốc tế được mở rộng (hiện nay Sân bay Quốc tế Phú Quốc có kết nối đường bay với 13 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới).

Hoạt động dịch vụ vận tải có bước phát triển khá đã đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Hệ thống giao thông (bộ, giao thông thủy, bến cảng, đường hàng không) được đầu tư nâng cấp; khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách đều tăng. Giai đoạn 2016-2020, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 18%/năm và số lượt vận chuyển hành khách tăng 9,6%/năm.

Dịch vụ thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin trong quản lý, kinh doanh và đời sống xã hội. Các dịch vụ thông tin liên lạc triển khai đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, gắn phát triển kinh tế biển với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GRDP của tỉnh (79,76% GRDP của tỉnh). Hoàn thành, phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị ven biển, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo được quan tâm; các ngành nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng về sản lượng và giá trị. Nhiều dự án về giao thông (đường bộ, cảng biển, sân bay...), thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế và du lịch vùng ven biển, hải đảo được đầu tư; một số dự án du lịch quy mô lớn hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác… Qua đó, du lịch biển có bước phát triển khá mạnh, tổng lượng khách du lịch đạt trên 28,2 triệu lượt khách. Đời sống của nhân dân ven biển và trên các đảo từng bước được cải thiện. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới, biển đảo được giữ vững.

Tổng thu ngân sách đạt 49.807 tỷ đồng, tăng 24,3% so đầu nhiệm kỳ; riêng năm 2020 đạt 11.540 tỷ đồng, gấp 2,13 lần so với năm 2015 (vượt Nghị quyết). Chi ngân sách được bảo đảm, đáp ứng yêu cầu hoạt động, tập trung chi đầu tư phát triển.

Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, giảm đầu tư dàn trải, tập trung cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 225.681 tỷ đồng, gấp 1,44 lần so với đầu nhiệm kỳ và chiếm 76,3% GRDP toàn tỉnh và tăng 53,17% so với giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,19%.

Ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực: Hạ tầng về giao thông, bảo trì và nâng cấp các đường chính và một số tỉnh lộ quan trọng; hoàn chỉnh hệ thống bến xe, đổi mới phương tiện, nâng cao năng lực vận tải; đầu tư một số công trình trọng điểm, có tính đột phá như: Tuyến cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, đường ven biển Rạch Giá-Hòn Đất, Rạch Giá-Châu Thành, Dương Đông-Cửa Cạn-Gành Dầu, đường trục Nam-Bắc đảo Phú Quốc, đường tỉnh 963B (Bến Nhứt-Giồng Riềng), cảng hành khách Rạch Giá, cảng Bãi Vòng, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, mở rộng nhà ga cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc,...

Hạ tầng cung cấp điện, đầu tư hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung; đầu tư cấp điện cho một số xã đảo gần bờ của huyện Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, thành phố Hà Tiên.

Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nhất là vùng kinh tế trọng điểm (Cần Thơ, Cà Mau, An Giang) theo các chủ trương của Chính phủ; phát huy tốt vai trò động lực của TP Rạch Giá, Phú Quốc, tạo tác động lan tỏa phát triển các vùng khác trong tỉnh, nhất là đã đầu tư phát triển Phú Quốc theo đúng quy hoạch và đạt nhiều kết quả quan trọng, thực sự đã trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Mục tiêu vào tốp đầu ĐBSCL

Mục tiêu tổng quát 5 năm tới (2020-2025), tầm nhìn đến năm 2030: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đồng bộ, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh, nhất là kinh tế biển, du lịch và công nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp; tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển văn hóa-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo, vùng trời. Duy trì là một trong những tỉnh phát triển dẫn đầu của vùng ĐBSCL và trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030.

Các chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2021-2025: Về hệ thống chính trị: Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh hằng năm đạt 80%. Hằng năm đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trên 85%, kết nạp từ 8.000 đảng viên trở lên. Các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tập hợp vào tổ chức đạt 60% dân số.

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm đạt 7,5% trở lên. Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.485 USD; cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-thủy sản chiếm 25,2%, công nghiệp-xây dựng chiếm 25,43%, dịch vụ chiếm 49,37%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 1,78%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 8%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 10%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 41,45%. Thu ngân sách giai đoạn 2021-2025 đạt 73.645 tỷ đồng. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 khoảng 267.179 tỷ đồng.

Các khâu đột phá: Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác cải cách hành chính; Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, nhất là giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối và phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo