xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 14.000 tỉ đồng đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích

Yến Anh

Hà Nội hiện có gần 6.000 di tích các loại, trong đó có 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu bổ, tu sửa cấp thiết và chống xuống cấp (gồm 448 di tích xuống cấp, 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm).

Theo các chuyên gia, việc đầu tư, tu bổ, chống xuống cấp các di tích lịch sử phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Trên thực tế, thành phố đã dành nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp nhiều năm qua, song tình trạng này chưa cải thiện nhiều. Nếu các quận nội thành, huyện ven đô, nhà nước chỉ cần cấp một phần vốn đối ứng, Ban Quản lý các di tích có thể vận động xã hội hóa để tiến hành việc tu bổ, thì tại các huyện kinh tế chưa dư dả như Phú Xuyên, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Vì, Chương Mỹ… nhiều di tích xuống cấp mà không bố trí, huy động được vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều di tích khi có vốn đầu tư thì thời gian thực hiện thủ tục thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt việc tu bổ còn kéo dài, quy trình phức tạp, nhiều chỗ chồng chéo. Việc cam kết nguồn vốn đầu tư trong trường hợp sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, cơ cấu nguồn vốn cũng như bảo đảm tính khả thi của việc huy động nguồn vốn xã hội hóa khiến địa phương gặp lúng túng trong triển khai.

Mới đây, Hà Nội quyết định dành 14.029 tỉ đồng đầu tư tu bổ, tôn tạo 579 di tích trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó, ưu tiên cho các di tích đã được xếp hạng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, cần bảo vệ khẩn cấp; các di tích đã được xếp hạng có giá trị cao, đang xuống cấp các hạng mục gốc, hư hỏng cấu kiện, kiến trúc và di tích cần phát huy điểm đến gắn với việc phát triển du lịch, nhằm phát huy giá trị, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Sự đầu tư tổng lực cho việc tu bổ, tôn tạo, di tích Hà Nội sẽ tạo một luồng sinh khí mới, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc từ hàng trăm năm nay vừa tạo động lực cho việc phát huy di sản, thu hút khách du lịch. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, do đặc thù kiến trúc, hàm lượng giá trị văn hóa trong mỗi công trình nên nhiệm vụ tu bổ, tôn tạo di tích hết sức đặc biệt, đòi hỏi đặt ra những yêu cầu về quy trình thực hiện, kiến thức, tay nghề… làm sao triển khai hiệu quả, giữ gìn và phát huy tốt giá trị nguyên gốc.

PGS-TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia khảo cổ nổi tiếng, đánh giá cao sự quan tâm của thủ đô với việc đầu tư cho tu bổ, bảo tồn di tích là sự kịp thời. Chuyên gia này cho rằng với khối lượng công việc lớn và khó, việc triển khai đòi hỏi tính khoa học, thận trọng của cả hệ thống chính quyền, các sở, ngành liên quan.

Chúng ta đã có nhiều bài học về việc di tích trăm năm tuổi bị thay mới ngay sau trùng tu, vì vậy cần phải hết sức cẩn trọng, tu bổ đúng nguyên tắc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo