xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn mặn và ngọt mặn ở bán đảo Cà Mau

TS Trần Hữu Hiệp

Tình hình hạn mặn ở miền Tây Nam Bộ vẫn đang diễn ra khốc liệt. Tháng 3-2020 được dự báo là đỉnh điểm của cơn hạn mặn lịch sử.

Trong nhiều giải pháp công trình, phi công trình ứng phó với hạn mặn, nổi lên câu chuyện mặn - ngọt, nước biển - nước sông, nên hay không nên ngăn mặn, giữ ngọt triệt để ở tiểu vùng bán đảo Cà Mau.

Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã khiến mực nước trên hệ thống kênh tại Cà Mau khô cạn, chỉ còn từ 0,5 - 1 m, kéo theo là tình trạng sụt lún đất, hư hỏng công trình giao thông, nhà dân.

Sau mấy mươi năm hô hào đắp đê biển ngăn mặn, giữ ngọt và ngọt hóa bán đảo Cà Mau và xem đó như thành tích khai phá thì mới đây lại xảy ra cuộc tranh luận nên hay không nên bơm nước mặn từ biển vào sông ở vùng ngọt hóa vốn đang khô cạn, để tăng áp lực nước lên các bờ kênh với hy vọng làm giảm thiểu nguy sơ sụt lún, sạt lở.

Ý kiến đồng tình thì cho rằng trong khi thiếu hụt lượng lớn nước ngọt từ hệ thống sông Cửu Long, cần xem xét giải pháp bơm nước biển vào một số tuyến kênh trục vùng ngọt hóa nhằm giảm thiểu thiệt hại do sụt lún đất.

Có nhà khoa học lý giải bán đảo Cà Mau vốn có cấu tạo địa chất chủ yếu là nền đất yếu, đất bùn, đất bão hòa, đất ngậm nước (hydric soil) vốn chịu tác động tự nhiên của sinh thái nước mặn. Đến khi vùng này bị "bao lại" bằng đê ngăn mặn thì gặp những năm thời tiết cực đoan như năm nay, lớp nước ngọt bị mất đi mà không có lớp nước mặn cố hữu, làm cho "hydric soil" co lại, dễ dẫn đến sụt lún. Vì vậy, Cà Mau cần nước mặn.

Nó vốn là nhu cầu tự nhiên như "mối lương duyên sông - biển". Nhờ mối duyên này mà thủy sản đồng bằng rất phong phú khi mỗi loài phù hợp với một môi trường nước khác nhau. Nước ngọt từ hệ thống sông dài hơn 28.000 cây số của đồng bằng qua các cửa sông chảy ra biển, làm cho biển mặn vừa phải, nhiệt độ vừa phải, vừa cung cấp chất dinh dưỡng phù sa, tạo môi trường đa dạng sinh học cho nhiều loài thủy sản phát triển. Mặc dù bờ biển ĐBSCL chiếm chưa đến 1/4 bờ biển quốc gia nhưng sản lượng thủy sản đánh bắt hơn tất cả các vùng miền cả nước gộp lại. So ra quốc tế, bờ biển vùng này tuy nhỏ nhưng sản lượng cá của 1 trong 13 tỉnh của ĐBSCL cũng ngang bằng với 1 quốc gia khác.

Ngược lại, ý kiến phản đối thì cho rằng bán đảo Cà Mau đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi, các đập ngăn mặn, giữ ngọt tạo ra một vùng ngọt hóa, không thể "mạo hiểm" và tất nhiên là cần thêm những công trình bê-tông ngăn mặn cho an toàn.

Câu chuyện mặn - ngọt đã từng xảy ra mấy mươi năm trước ở vùng bán đảo Cà Mau khi người dân muốn phá đập ngăn mặn, dùng nước biển nuôi tôm, ngược lại với mục tiêu ngọt hóa bán đảo này để trồng lúa, gây ra những tranh chấp quyết liệt, nay lại tái diễn.

Trước biến đổi của thiên nhiên, con người đang trong vòng luẩn quẩn. Thế mới biết giá trị của "quyết định đầu tư dựa trên chi phí và lợi ích".

Khi "sông khát, nước đói, sụt lún" làm mất cân bằng hệ thống thì cần một chiến lược tổng thể "cân bằng nước", nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên đất và nước bền vững mà quan trọng vẫn là chủ động thích ứng "thuận thiên". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo