xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn, mặn đe dọa ĐBSCL

THỐT NỐT - DUY NHÂN - CA LINH - HOÀNG TUẤN

Hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô năm nay ở ĐBSCL dự báo đến sớm, tác động nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ĐBSCL ngay trước Tết nguyên đán

Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR), dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mê Kông về ĐBSCL có khả năng ở mức thấp kỷ lục. Do đó, xâm nhập mặn mùa khô tại đây đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng.

Xâm nhập mặn trên diện rộng

Kết quả đo đạc của SIWRR cho biết độ mặn nguồn nước đang có chiều hướng tăng cao ở nhiều nơi. Cụ thể, tại trạm Bến Trại (tỉnh Bến Tre) dọc sông Cổ Chiên, độ mặn ở mức từ 23-29 g/l; trạm An Thạnh 3, An Thạnh 2 (tỉnh Trà Vinh) dọc sông Định An từ 14-24 g/l; trạm Trần Hợi (tỉnh Cà Mau) trên sông Ông Đốc từ 22-30 g/l... Đặc biệt, tại một số địa phương, độ mặn cao suốt mùa khô, không còn nước ngọt sinh hoạt và sản xuất.

Cũng theo SIWRR, vừa qua, phía Trung Quốc thông báo có thay đổi dòng chảy từ đập Cảnh Hồng. Cụ thể, lưu lượng nước xả ra từ đập này xuống hạ lưu giảm từ 800-1.000 m3/giây vào các ngày từ 1 đến 3-1 và thấp nhất trong ngày 4-1 là 504-800 m3/giây, trước khi duy trì vận hành bình thường trở lại. Do ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ đập Cảnh Hồng nên dòng chảy từ sông Mê Kông về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (tỉnh An Giang) giảm mạnh, bắt đầu từ ngày 22-1 và ảnh hưởng tới các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28-1, ngay thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Vì thế, mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng với đỉnh vào đúng những ngày Tết.

Trước tình hình này, SIWRR lưu ý một số nơi sẽ khó khăn về nước tưới và xảy ra hạn trong vùng dự án nên cần có kế hoạch bơm trữ, vận hành cống hợp lý để tích trữ nước ngọt tối đa khi ngoài sông có xuất hiện nguồn ngọt như: vùng Long Phú - Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), Quản Lộ - Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), vùng Nhật Tảo - Tân Trụ (tỉnh Long An), vùng Gò Công (dự án Gò Công, tỉnh Tiền Giang), Trà Vinh (dự án Nam Mang Thít)...

Hạn, mặn đe dọa ĐBSCL - Ảnh 1.

Người dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đo độ mặn trước khi tưới cây Ảnh: Ca Linh

Lo thiếu nước, cháy rừng

Trước diễn biến của hạn mặn đến sớm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn, Tam Bình cụ thể hóa kế hoạch phòng chống hạn, mặn của địa phương thành phương án ứng phó theo kịch bản 2 (trường hợp độ mặn từ 8‰-10‰), thời gian duy trì từ 10-15 ngày. Trong đó, chú ý giải pháp thực hiện cung cấp nước sạch cho người dân, bảo vệ sản xuất, khả năng huy động lực lượng hỗ trợ, phương tiện, vật tư, kinh phí.

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), cho biết xâm nhập mặn đang lan nhanh, ở sông Vàm Mơn độ mặn mới đo được là 3,4‰. Trước tình hình này, huyện vận động người dân trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tưới tiết kiệm nước, đậy gốc, bón phân tăng cường kali, canxi...

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh Cà Mau hiện đã có trên 16.500 ha diện tích lúa - tôm bị thiệt hại do độ mặn trên đồng ruộng tăng cao, có nơi trên 20‰, khả năng thiệt hại hoàn toàn là khá cao. Đối với diện tích lúa mùa, có đến hơn 30.000 ha đang thiếu nước trầm trọng, trong khi lúa chỉ mới đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, nhiều khả năng không thể ra bông, thiệt hại hoàn toàn hoặc giảm năng suất là khó tránh khỏi. Hạn hán đang gây áp lực rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Sẽ có ít nhất 13.500 hộ dân tại một số khu vực không có nguồn nước ngầm để khai thác sẽ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Việc ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được tỉnh khẩn trương triển khai trên toàn địa bàn.

Tại tỉnh Kiên Giang, cùng với xâm nhập mặn, nắng nóng, khô hạn diễn ra trên diện rộng và kéo dài tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng ở nhiều địa phương. Để ứng phó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang yêu cầu các địa phương, chủ rừng triển khai phương án phòng chống cháy rừng, tổ chức ứng trực sẵn sàng ứng cứu.

Gấp rút thi công công trình chống hạn, mặn

Ngày 10-1, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dẫn đầu đoàn công tác đến thị sát quá trình xây dựng các công trình điều tiết mặn, ngọt và phương án phòng chống hạn mặn trong những tháng cao điểm mùa khô 2020 tại khu vực cống Kênh Nhánh trên địa bàn TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Cùng ngày, đoàn đã trực tiếp đến thị sát công trường thi công dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1 (xã Bình An, huyện Châu Thành). Đây là công trình có quy mô lớn, tầm ảnh hưởng liên vùng, với tổng vốn hơn 3.309 tỉ đồng, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Nhiệm vụ của dự án nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ, ngọt lợ luân phiên.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo các đơn vị đại diện chủ đầu tư, đơn vị giám sát, nhà thầu phải tập trung mọi nguồn lực và xây dựng kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thi công. Theo kế hoạch, dự án triển khai trong 24 tháng, hoàn thành vào tháng 11-2021.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo