xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ tầng giao thông ĐBSCL sẽ sớm "lột xác"

Thế Dũng

Theo quy hoạch vùng, đến năm 2025, sẽ triển khai đầu tư các tuyến đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Sóc Trăng - Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề

Ngày 25-11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch, đã chủ trì Hội nghị thẩm định quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Học hỏi mô hình của Hà Lan

Tại hội nghị, đại diện đơn vị tư vấn quy hoạch - liên danh Haskoningdhv (Hà Lan) và GIZ (CHLB Đức) cho rằng đến năm 2050, ĐBSCL phát triển là đồng bằng bền vững, là nơi đáng sống và làm việc; là điểm hấp dẫn du khách và nhà đầu tư. Do vậy, quan điểm chính trong quy hoạch, cũng là trọng tâm của chiến lược phát triển vùng "bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng, bảo vệ môi trường".

Theo tư vấn, ĐBSCL sẽ phân vùng theo độ mặn thành 3 vùng (vùng ngọt quanh năm, vùng chuyển tiếp ngọt - lợ, vùng mặn - lợ). Phân vùng theo sinh thái nông nghiệp thành 14 vùng, gồm 6 tiểu vùng trong vùng ngọt quanh năm, 5 tiểu vùng trong vùng chuyển tiếp ngọt - lợ, 3 tiểu vùng trong vùng mặn - lợ. Đại diện cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Trần Quốc Phương nhấn mạnh vùng ĐBSCL sẽ phát triển theo hướng "thuận thiên" - tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chủ động thích nghi, sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn, coi nước mặn, nước lợ là nguồn tài nguyên thiên nhiên theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Bộ KH-ĐT cho rằng việc phân vùng sinh thái nông nghiệp và phân vùng chức năng của nguồn nước thành 3 là phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của vùng thích ứng với biến đổi khí hậu. Để thực hiện điều này, đòi hỏi có sự thay đổi trong tư duy, quan điểm về quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước và thay đổi cách thức vận hành hệ thống công trình thủy lợi phù hợp với chuyển đổi mô hình sinh kế nông nghiệp tại từng tiểu vùng sinh thái.

Một số ý kiến góp ý tài nguyên quan trọng, nhất là tài nguyên nước, do đó phải chủ động thích ứng, tập trung xử lý nút thắt lớn là hạ tầng giao thông, việc hình thành trục logistics quan trọng không kém việc lập các trung tâm (hub) sản xuất của vùng. TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), cho rằng các dự báo đều thấy tình hình nước biển dâng, ngập úng, xâm nhập mặn diễn ra ở cả vùng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần làm rõ mức độ và cách xử lý. Ông đặt vấn đề phải có quan điểm thích nghi hay khống chế trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. "Nếu thích nghi thì phải tăng giao thông thủy, cần sự đột phá về cảng biển, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng tăng sản xuất thủy hải sản. Còn nếu khống chế thì phải chủ động các giải pháp, học hỏi các mô hình như của Hà Lan" - ông Sơn hiến kế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thanh Nam đồng tình với việc tổ chức không gian nông nghiệp trên cơ sở các trung tâm động lực định hướng. Quy hoạch cần phân bố theo nhu cầu sản xuất từng ngành hàng chủ lực và nhu cầu liên kết, theo thế mạnh từng vùng và sẽ có những trung tâm động lực, điều phối liên kết vùng; nếu quy hoạch gắn với đơn vị hành chính thì khó có thể thành công. Bên cạnh đó, phân bổ vùng sản xuất phải gắn với hệ thống hạ tầng đường bộ, đường thủy, cảng sông, cảng biển.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tán thành đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thay vì sản xuất "phó mặc cho trời". Tuy nhiên, ông Khánh băn khoăn về câu chuyện đường ra quốc tế của các sản phẩm của vùng ĐBSCL phải thông qua TP HCM trong khi hệ thống giao thông quá tải, các tuyến cao tốc như TP HCM - Trung Lương - Cần Thơ thường xảy ra tắc nghẽn. Theo ông Khánh, cần đầu tư mạnh để có cảng biển xứng tầm với tiềm năng phát triển của vùng, quy hoạch đường bộ, thủy logictics gắn với cảng biển.

Hạ tầng giao thông ĐBSCL sẽ sớm lột xác - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý quy hoạch vùng ĐBSCL cần có các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dângẢnh: Văn Dương

Có thể phê duyệt quy hoạch vào cuối tháng 12-2021

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu đơn vị chủ trì (Bộ KH-ĐT) và đơn vị tư vấn lập quy hoạch Vùng ĐBSCL phải đặc biệt chú trọng hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ, thông suốt.

"Từ nay đến năm 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc và đồng bộ" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời đề nghị rà soát, cập nhật đầy đủ các quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gồm các quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, sân bay, đường thủy nội địa) vào quy hoạch vùng ĐBSCL. Cụ thể, ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc có ý nghĩa chiến lược của vùng. Trước mắt, ngay trong thời gian từ nay đến năm 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Sóc Trăng - Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề (khoảng 400 km). Đồng thời, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ, đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển (trong đó có cảng Trần Đề) và giao thông thủy, hạ tầng hàng không, hệ thống các công trình dịch vụ - hậu cần nhằm giảm chi phí logistics, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản của vùng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đặc biệt lưu ý quy hoạch vùng ĐBSCL cần rà soát, bổ sung các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp cụ thể, quy hoạch đúng đắn thì sau này, thiệt hại sẽ rất lớn. Sau cuộc họp này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ KH-ĐT khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ để có thể phê duyệt trong tháng 12 năm nay. 

Không tính điện mặt trời vào tổng hệ thống điện

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu cập nhật các quy hoạch hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, bảo đảm phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, hạn chế tối đa đầu tư đường dây truyền tải. Hiện Chính phủ, Thủ tướng đang chỉ đạo sát sao để có thể hoàn thiện, phê duyệt Quy hoạch Điện VIII trong thời gian sớm nhất. "Thời gian tới, sẽ không tính nguồn điện mặt trời vào tổng hệ thống, thay vào đó khuyến khích phát triển điện mặt trời theo hướng tự sản xuất, tự tiêu dùng" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo