xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ thành quả sau khi kiểm soát được dịch

LÊ PHONG - THU HỒNG

Quận 7 và huyện Củ Chi là hai địa phương đầu tiên tại TP HCM tạm thời kiểm soát được dịch Covid-19, song phải tiếp tục nỗ lực để giữ vững thành quả và chiến thắng đại dịch

Vào tháng 7-2021, các chuyên gia và Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế đánh giá tại quận 7, TP HCM, tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cảnh báo nguy cơ làn sóng dịch mới khi mầm bệnh đang âm thầm lây trong cộng đồng. Đặc biệt, một số phường tập trung nhiều công nhân khu công nghiệp sinh sống, các khu nhà trọ san sát và xuất hiện nhiều ca nhiễm bệnh có yếu tố dịch tễ phức tạp.

Thần tốc, quyết liệt...

Ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7, cho biết bước đầu địa phương tiến hành xét nghiệm cộng đồng. Nhiều nhân viên y tế cấp phường và khu vực có nhiều ổ dịch rơi vào cảnh quá tải. Lực lượng chức năng đã tăng cường đội ngũ y tế để thay phiên xét nghiệm, đưa người nhiễm Covid-19 đi cách ly tập trung.

Giữ thành quả sau khi kiểm soát được dịch - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng quận 7, TP HCM hỗ trợ thực phẩm đến người dân khu vực phong tỏa .Ảnh: LÊ PHONG

Giữ thành quả sau khi kiểm soát được dịch - Ảnh 2.

Kiểm tra nghiêm ngặt tại các chốt trên địa bàn huyện Củ Chi, TP HCM .Ảnh: C.T.V

Trước thách thức và nguy cơ trở thành ổ dịch lớn, đoàn công tác đặc biệt Bộ Y tế phối hợp UBND quận lên các phương án khống chế dịch. Nhiệm vụ đầu tiên là phong tỏa chặt 13 điểm với phương châm cách ly từng nhà, từng người. Nơi nào vẫn còn mầm bệnh siết chặt giãn cách. Tất cả người dân không được phép ra khỏi hẻm. Tại các điểm phong tỏa đều bố trí nhân viên y tế để có thể nhanh chóng hỗ trợ, kiểm tra sức khỏe người dân. Các F1 hoặc ca nhiễm không triệu chứng đã được hướng dẫn cho cách ly nghiêm túc tại nhà.

Từng con hẻm nhỏ được chính quyền quận phân công người phụ trách công việc cụ thể. Riêng lực lượng y tế chia làm từng nhóm, với các bộ phận truy vết, xét nghiệm, lấy mẫu, có thêm sự hỗ trợ từ các đoàn viên, thanh niên về nhập dữ liệu, ghi chép thông tin trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.

"Khi phát hiện có ca nghi nhiễm lập tức đội truy vết, lực lượng y tế phường có mặt sớm nhất. Bước tiếp theo nhanh chóng có quyết định phong tỏa, cách ly tạm thời. Các ca nhiễm bệnh sẽ lập hồ sơ và chuyển qua lực lượng hỗ trợ đưa đi cách ly tập trung. Hiện tại có trên 130 đội lấy mẫu xét nghiệm và rất nhiều lực lượng khác hỗ trợ, truy vết" - ông Tuấn Anh nói.

Theo Chủ tịch UBND quận 7, trước ngày 23-8, trung bình mỗi ngày bệnh viện dã chiến có 4-5 trường hợp tử vong, thì từ đó đến nay đã không còn ca nào. Ngay từ tháng 5-2021, địa phương đã hình thành nhiều cơ sở y tế đủ năng lực điều trị các trường hợp F0, chủ động thành lập bệnh viện dã chiến hơn 1.000 giường, truy vết xét nghiệm để tách F0 khỏi cộng đồng, điều trị kịp thời, giảm tối đa ca tử vong..., là những giải pháp góp phần tạo nên hiệu quả chống dịch.

Tiếp tục siết chặt các giải pháp

Dù đã khống chế được dịch bệnh tạm thời, nhưng theo ông Tuấn Anh, để có thể duy trì kết quả, quận 7 tiếp tục siết chặt các giải pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Trong những ngày tới tiếp tục xét nghiệm cho các "vùng vàng", "vùng xanh" để loại hẳn F0 ra khỏi cộng đồng.

Riêng đối tượng nguy cơ cao dễ mắc Covid-19 là người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh béo phì chưa nhiễm Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại các khu nhà trọ, nhà trên kênh rạch, ven kênh rạch và nhà trong các hẻm nhỏ được đưa đến các khu ở tập trung. Địa phương đã vận động được nhiều nhà trọ, khách sạn bảo đảm yếu tố giãn cách cho nhóm đối tượng này lưu trú đến hết ngày 15-9. Tại nơi lưu trú tạm thời, người dân được thực hiện triệt để việc giãn cách xã hội, được hỗ trợ về đời sống, chăm lo về y tế. Hiện quận 7 đã có trên 95% người dân tiêm vắc-xin mũi 1. Các trường hợp F0 và vùng nguy cơ cao có hơn 1.400 người đang giám sát và cho cách ly tại nhà.

Về vấn đề an sinh xã hội, ông Tuấn Anh cho biết các phường liên kết với hàng loạt siêu thị và cung ứng thực phẩm để hỗ trợ việc đi chợ thay. Trong đó UBND phường triển khai đến các hộ dân thông tin các đơn hàng bằng 2 hình thức qua Zalo và in giấy gửi các hộ dân. Người dân chọn hàng và gửi về cho tổ trưởng tổ dân phố và sẽ gửi thực phẩm vào ngày hôm sau. Ngoài ra có hàng ngàn gói quà được các đơn vị vận động từ nhà hảo tâm hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, bảo đảm không ai thiếu đói.

Huyện Củ Chi: Giữ "vùng xanh" hiệu quả

Nhờ quyết liệt ngay từ đầu trong việc bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng cũng như kiên quyết giữ chặt "vùng xanh", thực hiện nghiêm "ai ở đâu ở đó", đến ngày 31-8, huyện Củ Chi, TP HCM cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.

Bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, cho biết để bảo vệ "vùng xanh" các lực lượng chức năng đã gặp không ít khó khăn, nhất là sự phản ứng của người dân, y - bác sĩ, cán bộ từ nơi khác đến huyện làm việc và ngược lại. Theo bà Hiền, từ ngày 23-8 đến nay, để không xảy ra tình trạng F0 ra vào địa bàn huyện, tất cả các trường hợp qua chốt đều được test nhanh Covid-19. Khi phát hiện F0, cán bộ chốt sẽ bố trí cho F0 nghỉ ngơi ngay tại chốt, chờ cán bộ y tế huyện đưa thẳng đến khu cách ly, điều trị.

Ngoài tách F0 từ nơi khác đến huyện tại các chốt kiểm soát, từ khi dịch bùng phát đến nay, huyện Củ Chi kiên trì bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng thông qua việc test nhanh, không để trường hợp F0 tự điều trị tại nhà mà tất cả sẽ được đưa đến khu cách ly, bệnh viện để điều trị. Nhờ vậy, số ca tử vong trên địa bàn huyện tương đối thấp. Tính từ 27-4 đến 30-8, toàn huyện gần 5.740 ca bệnh đang điều trị tại 10 khu cách ly, trong đó 56 trường hợp chuyển viện tuyến trên.

Đến nay, toàn huyện có 11/21 xã là "vùng xanh" và chuyển hóa thêm 4 xã có nguy cơ thành "vùng cận xanh" gồm: Xã Phước Vĩnh An, Hòa Phú, Tân Thông Hội và thị trấn Củ Chi. Sáu xã còn lại là "vùng cam", "vùng đỏ" tiếp tục được chuyển hóa đạt mức bình thường mới. "Hiện huyện Củ Chi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, các chuỗi lây nhiễm, lây nhiễm cộng đồng đã được kiểm soát. Hy vọng từ nay đến ngày 15-9, 6 xã còn lại sẽ xanh hóa dần" - Chủ tịch huyện Củ Chi tự tin nói.

Huyện Củ Chi là địa phương mạnh tay xử lý, luân chuyển cán bộ chủ chốt tại một số xã ngay thời điểm họ trực tiếp chỉ đạo phòng chống dịch bệnh. Nguyên nhân do lãnh đạo chưa sâu sát, lơ là, thiếu trách nhiệm trong phòng chống dịch.

Mới đây, Huyện ủy Củ Chi yêu cầu tất cả bí thư Đảng ủy xã, thị trấn cam kết quyết tâm chuyển hóa địa bàn thành "vùng xanh", vùng an toàn, ngoài ra phải chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Trường hợp nào để xảy ra ổ dịch mới, gây bùng phát dịch tại địa phương thì bí thư Đảng ủy và chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm và nhận hình thức xử lý của Ban Thường vụ Huyện ủy.

"Ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi, cho biết đã chống dịch thì phải quyết liệt từ cách nghĩ đến cách làm. Lãnh đạo chủ chốt tại các xã phải sâu sát, không chỉ chống dịch hiệu quả mà còn phải chăm lo tốt đời sống người dân, nhất là những trường hợp khó khăn.

100% người dân sẽ được tiêm vắc-xin

Để hạn chế số ca tử vong, quận 7 đã lập 34 trạm y tế lưu động. Mỗi trạm có ít nhất 1 bác sĩ, 2 bình ôxy, dụng cụ cấp cứu và nhiều điều dưỡng. Khi có sự cố xảy ra sẽ được khám trực tiếp hoặc tư vấn qua online. Đã có hàng ngàn trường hợp được chăm sóc kịp thời và ngăn chặn được nguy cơ tử vong. Giải pháp lâu dài của quận là tiêm vắc-xin cho toàn bộ người dân. Kế hoạch đến ngày 15-9 sẽ có 20% người dân được tiêm vắc-xin mũi 2, đến 30-9 sẽ có 100% người dân tại quận 7 được tiêm đầy đủ tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo