xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ niềm tin của doanh nghiệp

NHÓM PHÓNG VIÊN

Nhiều địa phương không hài lòng, thỏa mãn với kết quả xếp hạng PCI 2021 mà nỗ lực đổi mới, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh để giữ chân doanh nghiệp

Ngày 27-4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 (PCI 2021) với vị trí quán quân thuộc về tỉnh Quảng Ninh, tiếp theo là TP Hải Phòng, tỉnh Đồng Tháp, TP Đà Nẵng... Riêng TP HCM nỗ lực vượt khó trong đại dịch Covid-19 để giữ vị trí thứ 14.

Nhiều tỉnh, thành năng động, tiên phong

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, cho biết kết quả khảo sát PCI 2021 được thu thập từ phản hồi của hơn 11.300 doanh nghiệp (DN), trong đó có hơn 10.000 DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân và gần 1.200 DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). "Cộng đồng DN đánh giá cao chính quyền nhiều tỉnh, thành về sự năng động, tiên phong, tinh thần làm việc có trách nhiệm và khả năng giải quyết hiệu quả các vấn đề mới, cấp bách từ thực tiễn" - ông Phạm Tấn Công thông tin.

Năm 2021, tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI với số điểm 73,02, giảm gần 3 điểm so với năm trước đó. Đây cũng là địa phương duy nhất được xếp ở nhóm "rất tốt" vì đã đạt chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc, cải thiện chỉ số gia nhập thị trường, giảm thiểu chi phí không chính thức, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đồng hành với DN. Đáng lưu ý, các DN đánh giá Quảng Ninh ở mức "tốt" và "rất tốt" trong ứng phó với dịch Covid-19 và tỉnh nhận được tỉ lệ hài lòng của DN về quản trị dịch bệnh cao nhất nước.

Năm 2021 đánh dấu năm đầu tiên TP Hải Phòng vươn lên vị trí "á quân" với 70,61 điểm, tăng 5 bậc so với năm trước và đạt thứ hạng cao nhất trong 17 lần công bố PCI. Điểm đặc biệt của TP Hải Phòng trong năm 2021 là lần đầu tiên địa phương này đánh giá và công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và quận, huyện.

Bảng xếp hạng PCI 2021 ghi nhận tốp 5 đều là các địa phương có thay đổi tích cực trong các chỉ số thành phần, phát triển kinh tế và kiểm soát dịch bệnh, ví dụ tỉnh Đồng Tháp, TP Đà Nẵng, tỉnh Vĩnh Phúc... TP Hà Nội cũng có năm thứ 4 liên tiếp nằm trong tốp 10 của bảng xếp hạng; còn TP HCM trụ vững ở vị trí 14 với 67,50 điểm dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và bị tổn thương nặng nề trong đại dịch Covid-19. "TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước và chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 thì việc không giảm thứ hạng PCI đã là thành công lớn. Với cách tiếp cận bài bản, hệ thống, tôi tin tưởng TP HCM sẽ lấy lại đà thay đổi tích cực về môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính" - ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, nhìn nhận.

Giữ niềm tin của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp tổ chức mô hình “Điểm hẹn Cà phê doanh nghiệp” để trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bànẢnh: VĂN KHƯƠNG

Tiếp tục trăn trở, phấn đấu

Bên lề buổi công bố, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - địa phương 5 năm liên tiếp dẫn đầu về chỉ số PCI, nhấn mạnh mấu chốt của thành công nằm ở việc đổi mới tư duy, bám sát thực tiễn, tìm ra điểm nghẽn, vướng mắc để giải quyết. Đặc biệt, giai đoạn 2020-2021 với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có lẽ chưa khi nào DN cần sự hỗ trợ, đồng hành của địa phương lớn đến vậy. "Cái gì muốn quản lý, muốn kiểm soát thì phải đo lường được. Do vậy, chúng tôi đã xây dựng một bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện kèm theo các hệ thống chỉ số khác. Thông qua đó, tỉnh kiểm soát tốt việc điều hành ở cấp huyện, nâng lên để quản lý tốt hơn ở cấp tỉnh" - ông Nguyễn Tường Văn kể.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết tỉnh nhận thức rõ chỉ số PCI các địa phương ngày càng cao, càng xích lại gần nhau và luôn trăn trở làm thế nào để duy trì được sự cách biệt của các chỉ số, thể hiện tỉnh luôn xứng đáng ở vị trí đứng đầu. "Có lẽ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một hành trình chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc. Quảng Ninh sẽ tiếp tục phải phấn đấu, trăn trở, tìm ra giải pháp mới, cách làm mới. Chúng tôi mong muốn có được niềm tin của DN bởi có được sự đồng hành của DN đã quý nhưng giữ được niềm tin còn khó hơn rất nhiều" - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh bày tỏ.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - địa phương đứng thứ 3 bảng xếp hạng và đứng đầu khu vực ĐBSCL, nhấn mạnh kết quả này thể hiện niềm tin của cộng đồng DN với tỉnh. Chia sẻ về kinh nghiệm cải thiện chỉ số PCI, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết địa phương duy trì đà cải cách đều đặn, có chiến lược dài hạn, cụ thể với từng mục tiêu và chương trình hành động. Trong đó, xây dựng, củng cố niềm tin giữa chính quyền với DN là yếu tố then chốt. "Mỗi năm, tỉnh chọn 2-3 lĩnh vực trọng tâm để đi vào cải cách, đổi mới, tạo sự đồng bộ. Địa phương cũng có nhiều cuộc tiếp xúc với DN, từ đối thoại đến trực tiếp làm việc DN để nắm bắt các khó khăn, kịp thời tháo gỡ; tạo phong trào khởi nghiệp. Chúng tôi xác định phải luôn thay đổi trong tư duy, phải đi trước, đi nhanh để theo kịp sự phát triển của DN" - ông Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng thừa nhận việc tỉnh luôn nằm trong nhóm cuối bảng xếp hạng PCI là trách nhiệm của từng sở, ngành, không được đổ lỗi do khách quan. "Có những việc làm rất chậm; còn cán bộ, công chức sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN, nói nhiều, làm ít. Để nâng cao chỉ số PCI, mỗi cán bộ phải quán triệt sâu sắc quan điểm chính quyền phục vụ người dân, DN" - ông Hùng thẳng thắn.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá 36 thủ tục hành chính trong năm 2022 nhằm kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực của xã hội. 

Ông VÕ VĂN HOAN, Phó Chủ tịch UBND TP HCM:

TP HCM giữ được hạng là tốt

Chỉ số PCI của TP HCM năm nay xếp thứ 14, không tăng hạng so với năm 2020 nhưng tăng 1,8 điểm, trong khi nhiều địa phương bị giảm điểm. TP HCM giữ được hạng là tốt. Hơn nữa, điểm số của TP HCM so với địa phương xếp hạng 1 là tỉnh Quảng Ninh chỉ cách nhau 5 điểm, cho thấy áp lực cạnh tranh rất lớn, chỉ cần địa phương thay đổi một tiêu chí trong các tiêu chí thành phần thì đều có thể vượt lên. Điều này cũng đặt ra cho địa phương những thách thức về việc phải khắc phục ngay những điểm tồn tại và tập trung phát huy những điểm được cho là có ưu thế.

Về giải pháp sắp tới, các sở, ngành sẽ xây dựng kế hoạch khắc phục các chỉ số thành phần. Ngoài ra, TP HCM xây dựng chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh để các địa phương, các ngành tự đánh giá, chấm điểm một cách khách quan. TP HCM cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ DN, cải cách hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho người dân, DN.

Ông LÊ VĂN HẲN, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh:

Sẽ xây dựng kế hoạch cải thiện PCI

Chỉ số PCI 2021 của Trà Vinh xếp thứ 51, tụt 3 bậc so với năm 2020. Sắp tới, tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng một số sở liên quan xây dựng kế hoạch cải thiện PCI. Đồng thời, phân tích từng nội dung, chỉ số thành phần trong năm qua còn hạn chế và chậm cải thiện để tập trung củng cố; phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng ngành, đơn vị. Đơn cử, chỉ số tiếp cận đất đai, gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian năm 2021 giảm nhẹ điểm so với năm 2020. Tỉnh sẽ giao từng sở liên quan chịu trách nhiệm tìm giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận chỉ số chính sách DN tăng từ 4,87 điểm hồi năm 2020 lên 5,77 điểm năm 2021 do thời gian qua, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 11 đề ra một loạt chính sách về đất đai, thuế để hỗ trợ DN. Khi DN có dự án đầu tư thì tỉnh hỗ trợ hệ thống điện, nước, giao thông tới chân hàng rào của dự án! Tỉnh cũng thành lập tổ hỗ trợ DN khi DN gặp khó khăn, vướng mắc...

Ông HỒ VĂN MƯỜI, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông:

Vui mừng nhưng chưa hài lòng

Tôi rất xúc động khi chỉ số PCI của tỉnh tăng 8 bậc, lên vị trí 52 với 61,95 điểm, tức từ nhóm thấp lên nhóm trung bình. So với các tỉnh, thành trong cả nước, chỉ số PCI xếp thứ 52 là thấp, song thực tế với một tỉnh nghèo, khó như Đắk Nông, đó là sự nỗ lực, quyết tâm và cầu thị của lãnh đạo, người dân tỉnh đối với DN; cũng là sự đồng hành của tỉnh với DN. Thời gian qua, tỉnh đã đạt nhiều kết quả khả quan trong thu hút đầu tư, nhiều DN đến với tỉnh và ở lại, không như trước đây "đến rồi lại đi".

Chúng tôi sẽ chưa hài lòng với thứ hạng này. Ít ngày tới, tỉnh sẽ tổ chức hội nghị để cùng nhìn nhận một năm qua, tỉnh đã làm được gì, chưa làm được gì, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Đắk Nông hy vọng sẽ tiếp tục nâng được chỉ số PCI trong năm 2022.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo