xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ biển số xe vi phạm, tại sao không?

THỐT NỐT - CA LINH

Việc UBND tỉnh An Giang đề xuất tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì tạm giữ xe vi phạm là một đề xuất hay, nên nhân rộng cả nước

Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, vừa ký văn bản kiến nghị Chính phủ về việc tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe vi phạm thay vì giữ ôtô, xe máy do vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ.

Tại văn bản trên, UBND tỉnh An Giang cho biết thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ phương tiện vi phạm là khá lớn. Chỉ tính riêng đến tháng 9-2019, toàn tỉnh tạm giữ gần 8.200 phương tiện các loại. Trong đó, hơn 5.000 phương tiện đủ điều kiện trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp; số còn lại phải tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và thực hiện bán đấu giá hay tiến hành xử lý theo quy định.

Số phương tiện tồn đọng nhiều là do quá trình xử lý gặp một số khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn, để hoàn chỉnh hồ sơ tịch thu phương tiện vi phạm theo pháp luật hiện hành thì phải mất từ 3-4 tháng. Lý do mất nhiều thời gian là vì các đơn vị chức năng phải thực hiện các bước theo quy trình, như thông báo, mời người vi phạm, chủ phương tiện đến giải quyết, phải qua thủ tục giám định số khung, số máy, lập hội đồng giám định giá trị tài sản..., sau đó mới ra quyết định tịch thu. Do phương tiện bị tạm giữ lâu nên phát sinh hư hỏng, gây lãng phí tài sản của xã hội.

Giữ biển số xe vi phạm, tại sao không? - Ảnh 1.

Một bãi giữ xe vi phạm tại trụ sở Công an quận 9, TP HCM. Việc tạm giữ biển số xe thay cho xe vi phạm cũng nên áp dụng tại địa phương này. Ảnh: GIA MINH

Nói về những bất cập trong việc tạm giữ xe vi phạm, ông Nưng cho rằng có những trường hợp do bị phạt tiền với mức quá cao trong khi hoàn cảnh gia đình của người vi phạm còn khó khăn, không có khả năng nộp phạt hoặc không có tài sản giá trị… Do đó, phần lớn người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt và cơ quan có thẩm quyền ra quyết định này cũng không thể thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Khó khăn hơn nữa là có những trường hợp người vi phạm khai địa chỉ không rõ ràng hoặc phải đi làm ăn xa nên việc xác minh tịch thu phương tiện gặp rất nhiều khó khăn. Cũng có khi ngành chức năng thông báo về cho địa phương người vi phạm thì họ không nhận được cũng vì đi làm ăn xa nhà. Đặc biệt, đối với những phương tiện vận chuyển hàng cấm với mức phạt tiền cũng cao hơn nhiều so với giá trị phương tiện đang bị tạm giữ nên người vi phạm không nhận quyết định xử phạt và bỏ luôn phương tiện. Thời hiệu xử lý đối với các phương tiện này cũng tương đối dài để các cơ quan chức năng thực hiện công tác điều tra.

Theo TS Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, kiến nghị của tỉnh An Giang về việc tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì giam giữ xe là đề xuất rất hay, Chính phủ cần xem xét, nghiên cứu chỉ đạo triển khai trên cả nước. "Nếu người vi phạm giao thông đường bộ sẵn sàng nộp phạt nhiều hơn để lấy phương tiện ra, sao không áp dụng mà cứ bắt buộc giữ xe lại. Cả nước có 4,3 triệu xe bị tạm giữ, về lâu dài sẽ là gánh nặng ngân sách cho địa phương, kể cả việc dẫn đến tiêu cực trong giữ xe. Đề xuất của tỉnh An Giang có sự sáng tạo, có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Đây là cách hướng về người dân" - TS Trần Hữu Hiệp nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Hiệp đề nghị về lâu dài, để làm tốt hơn đề xuất trên cần ứng dụng công nghệ vào việc quản lý này. Theo đó, có thể làm các phần mềm ứng dụng mà khi người dân, lực lượng CGST truy cập vào sẽ biết rõ tình trạng xe đó ra sao. Việc này sẽ giảm bớt các bãi giữ xe quá tải, cho người dân khai thác lợi ích giá trị sử dụng từ phương tiện và không lãng phí xã hội. 

Không nhất thiết giữ xe

Với kiến nghị trên, ông Lê Văn Nưng cho rằng quan điểm không nhất thiết phải giữ tất cả các loại xe vi phạm: "Chúng ta nên phân biệt 2 dạng phương tiện vi phạm là dân sự và hình sự chứ không thể đánh đồng trên mọi phương tiện. Các phương tiện bị giữ lại chủ yếu để phục vụ công tác điều tra, bồi thường thiệt hại trong trường hợp chết người hoặc đua xe trái phép thì hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, những trường hợp không mang theo giấy phép lái xe hoặc không đội mũ bảo hiểm, thậm chí vượt đèn đỏ cũng không cần thiết phải giữ phương tiện vì những điểm giữ xe hiện tại cũng đã quá tải" - ông Nưng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo