xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gìn giữ hòa bình giữa 2 làn đạn

Dương Ngọc

Nguyên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon: "Khi tôi hỏi rằng các sĩ quan Quân đội Việt Nam làm việc thế nào, câu trả lời chỉ đơn giản là tuyệt vời, tuyệt vời"

Dù đã hoàn thành nhiệm kỳ sĩ quan gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên Hiệp Quốc (LHQ), về nước được hơn 2 năm nhưng ký ức đặc biệt về những ngày làm sĩ quan tham mưu tại Phái bộ GGHB LHQ ở Cộng hòa Trung Phi vẫn nguyên vẹn với thượng tá Nguyễn Xuân Thành, Trưởng Phòng Tham mưu kế hoạch - Cục GGHB Việt Nam.

Tiếng súng xuyên đêm

Tháng 4-2015, thượng tá Nguyễn Xuân Thành (khi đó là trung tá) cùng 3 cán bộ đầu tiên thuộc Trung tâm GGHB Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ GGHB LHQ ở Cộng hòa Trung Phi. Đến tháng 9 cùng năm, cuộc xung đột giữa 2 nhóm vũ trang theo Hồi giáo và Thiên chúa giáo nổ ra, châm ngòi cho cuộc nội chiến diện rộng kéo dài hơn 1 tháng. Lực lượng nổi dậy của 2 nhóm vũ trang này trên khắp đất nước Trung Phi kéo về thủ đô Bangui tấn công dân thường, cướp bóc. Không dừng lại ở đó, họ tiếp tục tấn công các đoàn xe của LHQ và cả khu vực nhân viên LHQ ở để cướp bóc.

"Hai tuần đầu, LHQ thông báo tất cả nhân viên ở nhà, thực hiện lệnh giới nghiêm. Khu căn cứ của chúng tôi nằm giáp ranh 2 thủ phủ của 2 lực lượng nên nghe tiếng súng giao tranh cả ngày lẫn đêm. Có khi sáng ra, vừa mở cửa ra đã thấy vỏ đạn vương vãi trước sân nhà" - thượng tá Nguyễn Xuân Thành hồi tưởng.

Thời gian mới nổ ra xung đột, mọi việc rất khó khăn vì LHQ chưa có biện pháp để di chuyển lực lượng trong khi tình hình đang rất căng thẳng. Liên lạc cũng khó khăn, internet bị cắt, điện thoại của các dịch vụ địa phương cũng không hoạt động, điện thoại roaming các sĩ quan Việt Nam được trang bị cũng rất khó để gọi về nhà.

Hai tuần sau đó, tình hình phức tạp hơn nên các sĩ quan đã yêu cầu LHQ di chuyển họ vào trụ sở phái bộ để bảo đảm an toàn. Lúc này, LHQ điều xe bọc thép di chuyển các sĩ quan và nhân viên LHQ về trụ sở. "Trên đường đi không một bóng người, chỉ có xe của các lực lượng vũ trang chạy rầm rập, khói lửa nghi ngút và những ngôi nhà cháy rụi" - thượng tá Thành nhớ lại. Đúng như câu tuyên bố của các nhóm vũ trang, họ tiến về Bangui và biến thủ đô thành thành phố ma.

"Vào đến trụ sở của LHQ, nơi có khoảng 300 nhân viên, cũng giống như nhà tị nạn, rất khó khăn vì chỗ ở không thể bảo đảm được. Trong mấy tuần chúng tôi không có nước sạch, không có thức ăn. LHQ lúc đó quyết định xuất kho một suất ăn chiến đấu để hỗ trợ bảo đảm cuộc sống của nhân viên" - thượng tá Thành kể.

Trong quá trình ở căn cứ cũng như trụ sở phái bộ LHQ, các sĩ quan luôn quán triệt chỉ đạo của các thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Cục GGHB, giữ nghiêm quy định của LHQ. Khi xung đột căng thẳng, họ phải ở trong nhà, khóa cửa chặt, động viên lẫn nhau, đồng thời nghĩ tới các biện pháp thoát thân trong trường hợp bị tấn công.

"Chia sẻ để thấy rằng chiến tranh khốc liệt như thế nào, giá trị hòa bình quý giá ra sao. Chúng tôi là thế hệ sinh ra sau chiến tranh, chưa chứng kiến chiến tranh nhưng qua những hình ảnh ở đó đã cảm nhận được phần nào đó cha ông ta đã chiến đấu để xây dựng nền độc lập, tự do của dân tộc chúng ta" - thượng tá Thành chiêm nghiệm.

Gìn giữ hòa bình giữa 2 làn đạn - Ảnh 1.

Trung tá Nguyễn Xuân Thành (bìa phải) tại Sở chỉ huy Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Cộng hòa Trung Phi

Gìn giữ hòa bình giữa 2 làn đạn - Ảnh 2.

Các sĩ quan Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc của Việt Nam cùng đồng nghiệp quốc tế trong một sự kiện. (Ảnh do Lực lượng Gìn giữ hòa bình cung cấp)

Chiếc áo dài và cái bánh bao hết hạn

Thượng tá Nguyễn Xuân Thành chia sẻ điều đáng nhớ trong nhiệm kỳ của anh (2015-2016) là cuộc hội ngộ bất ngờ với cụ bà người Việt.

Khi sang phái bộ được 2 tuần, qua sự giới thiệu, anh gặp được bà cụ tên là Nguyễn Thị Lèng ở ngay thủ đô Bangui. Bà cụ sang đã lâu, tiếng Việt nói không rõ nữa, khi nói có thêm vài câu tiếng Pháp. Bà sinh ra ở khu vực gần hồ Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội, sang Trung Phi từ những năm 1920 và chưa về Việt Nam lần nào.

Bà Lèng kể khi đó sang Trung Phi rất vất vả, bà phải chịu khó trồng rau, nuôi gà… để có thực phẩm nuôi con. Người đân Trung Phi chỉ sống dựa vào viện trợ của LHQ và các tổ chức quốc tế nên rất đói khổ. Bà cho biết có 4 người con, hơn 34 cháu chắt. Điều đáng mừng là các con bà Lèng đều thành đạt, trở thành luật sư, bác sĩ, chức sắc hải quan…

"Điều làm tôi nhớ nhất là bà lấy ra một chiếc áo Việt Nam và một gói bánh bao cho chúng tôi xem, tâm sự rằng đó là những món đồ Việt Nam mà bà rất trân trọng. Bà đã nhờ người cháu mua từ cộng đồng người Việt ở Pháp. Bánh đã hết hạn từ lâu lắm, còn áo bà chưa bao giờ dám mặc vì sợ hỏng mất. Bà luôn đau đáu nhớ về Việt Nam nhưng chưa có điều kiện về được" - thượng tá Thành xúc động.

Từ sau đó, các sĩ quan Việt Nam thăm hỏi bà cụ thường xuyên hơn với những món quà nho nhỏ của Việt Nam như gói mì tôm, bột canh, chai nước mắm… Các sĩ quan cũng thường xuyên mời bà cùng con cháu tham dự những sự kiện như kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9, Tết cổ truyền, tham gia gói bánh chưng… "Lúc đầu, bà còn xưng là con - ông như lối xưng hô ngày xưa, sau đó thân tình hơn, mọi người nói bà cứ coi chúng tôi như con cháu trong nhà, lúc đó bà mới chuyển sang xưng hô bà - cháu. Những lúc chúng tôi không mua được thực phẩm, bà Lèng lại cho cháu mang trứng gà, thịt dê, dầu ăn… đến cho" - thượng tá Thành nói. 

Rất tự hào!

Thượng tá Nguyễn Xuân Thành tâm sự không quên lời của vị tướng người Bangladesh, khi đó là quyền tư lệnh lực lượng quân sự tại Phái bộ GGHB LHQ tại Cộng hòa Trung Phi, rằng dù mới tham gia gìn giữ hòa bình LHQ nhưng những gì mà sĩ quan Việt Nam đã và đang làm cho thấy sự đóng góp rất lớn của Việt Nam vào xây dựng hòa bình và an ninh ổn định cho người dân châu Phi. Ông nói rất cảm ơn các sĩ quan Việt Nam.

"Chúng tôi cũng cảm thấy tự hào vì đã có đóng góp nhỏ bé vào nỗ lực chung của LHQ trong xây dựng hòa bình, ổn định ở Trung Phi" - thượng tá Thành bày tỏ.

Đáp ứng mong mỏi của cộng đồng quốc tế

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định sự tham gia của Việt Nam vào Lực lượng GGHB LHQ vừa thể hiện trách nhiệm vừa đáp ứng mong mỏi, yêu cầu của những khu vực đó. Việt Nam từng bước tham gia, từ con số 1-2 người cho đến nay đã có 29 cán bộ tham gia lực lượng GGHB.

Đặc biệt trong năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam cử Bệnh viện Dã chiến cấp hai tham gia GGHB LHQ ở Nam Sudan với số lượng 63 quân nhân, trong đó có 10 nữ. "LHQ đánh giá rất cao các hoạt động của chúng ta, nhất là Bệnh viện Dã chiến cấp hai tại Nam Sudan, một nơi đang diễn ra chiến sự hết sức ác liệt" - Phó Thủ tướng cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo