xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GIAN NAN CUỘC CHIẾN CHỐNG LAO (*): Vật vã chống kháng thuốc

NGỌC DUNG

Bệnh lao đã trị khỏi vẫn có thể mắc lại. Uống đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và liên tục là nguyên tắc bắt buộc để có thể điều trị lao thành công

PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ, nguyên Chủ tịch Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam, cho biết bệnh lao hiện không còn được coi là một trong tứ chứng nan y nữa mà hoàn toàn có thể chữa trị được. Dù vậy, bệnh lao khi đã được chữa khỏi vẫn có thể mắc lại.

Kiên trì ít nhất 6 tháng

Người được chữa khỏi bệnh lao có thể tái mắc bệnh thông qua việc lây nhiễm từ người khác vì không có miễn dịch chống lao vĩnh viễn hoặc vi khuẩn lao còn sót trong người.

GIAN NAN CUỘC CHIẾN CHỐNG LAO (*): Vật vã chống kháng thuốc - Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ảnh: QUANG TÁM

Để không bị lao đa kháng thuốc, người bệnh cần kiên trì, nghiêm khắc tuân thủ đúng theo chỉ dẫn, cách uống thuốc của cán bộ y tế. Vì điều trị bệnh lao thường phải rất lâu bởi vi khuẩn lao bị thuốc tiêu diệt rất chậm. Cần ít nhất 6 tháng hay lâu hơn nữa mới diệt hết mọi vi khuẩn. "Có một thực tế là sau vài tuần điều trị bằng thuốc, người bệnh sẽ thấy khỏe lại nên chủ quan quên uống thuốc, uống cách quãng. Trong khi đó, vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong cơ thể sẽ phát triển trở lại và bệnh lao của bạn sẽ phải điều trị lâu hơn, thậm chí sinh ra tình trạng vi khuẩn kháng thuốc" - ông Sỹ cảnh báo.

Theo giới chuyên môn, bệnh lao lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hơn tất cả bệnh khác vì đây là lây qua đường hô hấp. Một người bị lao sẽ lây cho 10-15 người khác trong một năm. "Chúng ta không nhìn rõ được bệnh lao vì nó lẩn khuất ở mọi nơi, lặng lẽ lây lan giữa người này với người khác. Nhưng lao không đáng sợ vì có triệu chứng chỉ điểm cho người ta biết để kiểm tra và điều trị sớm. Khi bị bệnh sẽ phát ra ngay vì xuất hiện những triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi… Hiện nay, chúng ta có hệ thống y tế chuyên khoa lao có thể phát hiện sớm bệnh và nếu phát hiện sớm sẽ được chương trình chống lao hỗ trợ như cấp thuốc miễn phí, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh lên tới hơn 90%" - PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ nhấn mạnh.

Phác đồ mới rút ngắn thời gian

Theo PGS-TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia - dù luôn lọt vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng lao cao nhất thế giới, với hơn 5.000 bệnh nhân lao kháng thuốc mới mỗi năm, nhưng những năm qua, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những nước đi đầu thế giới trong công tác phòng chống lao vì những chiến lược mới và phù hợp.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức, cuối năm 2015, Việt Nam chính thức áp dụng phác đồ mới điều trị bệnh lao kháng thuốc. Theo đó, người bệnh lao kháng thuốc chỉ điều trị trong 9 tháng thay vì kéo dài 19-24 tháng như phác đồ cũ.

Phác đồ cũ dù hiệu quả nhưng do thời gian điều trị lâu, kết hợp nhiều loại thuốc chống lao có độc tính cao dẫn tới tỉ lệ không dung nạp thuốc và bỏ điều trị cao. Có khoảng 10% bệnh nhân bỏ điều trị, không tuân thủ phác đồ này. Phác đồ 9 tháng bệnh nhân được rút ngắn quá một nửa thời gian điều trị và mang lại nhiều cơ hội, thuận lợi cho bệnh nhân.

Thế giới có 54% số ca mắc lao đa kháng thuốc được chữa khỏi nhưng tỉ lệ này ở Việt Nam đã đạt hơn 70%. Nếu điều trị theo phác đồ 9 tháng, tỉ lệ thành công có thể lên tới 85%. 98% gia đình có người mắc lao sẽ không phải đối diện với chi phí "thảm họa" như trước.

"Đây là tin vui cho người bệnh lao và giới chuyên môn bởi những thách thức người bệnh lao đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc không còn thuốc chữa sẽ giảm dần để tiến tới việc Việt Nam sẽ loại trừ bệnh lao trong một tương lai không xa" - PGS-TS Nguyễn Viết Nhung lạc quan.

Lưu tâm nhóm người yếu thế

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Văn Vĩnh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), nhận định trong cuộc chiến chống lao, một thách thức quan trọng là làm thế nào để tiếp cận với nhóm người yếu thế trong xã hội như người nghèo, vô gia cư; người ở các trại cải tạo và trại giam.

Cuối năm 2017, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã kết hợp với Hội Y tế công cộng TP HCM tầm soát lao tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người già Thạnh Lộc, Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa, Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Phước Bình, cơ sở xã hội Nhị Xuân, Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức và Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Tân Định.

Hoạt động này đã sàng lọc lao cho 4.924 người, phát hiện 9 trường hợp mắc lao, trong đó có 5 trường hợp kháng thuốc.

TR.THIỆP

4 nguyên tắc chống lao

PGS-TS Lê Văn Hợi - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, Phó trưởng Ban Điều hành Chương trình Chống lao quốc gia - cho biết các dấu hiệu nhận biết của bệnh lao là ho dai dẳng; ho mà không có triệu chứng như đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi. Ho nặng về sáng và chiều tối.

Sốt do lao ít khi sốt cao. Thường sốt nhẹ, dai dẳng và diễn ra vào chiều tối. Đã dùng thuốc hạ sốt vài ngày cho đến 1 tuần nhưng không thuyên giảm. Người bị bệnh lao có đặc điểm là mệt mỏi, ăn kém lại do rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi nên bị gầy sút cân, da xanh. Khạc đờm thường là ra đờm đặc và khó khạc, có thể có vết máu. Ho ra máu thường xuất hiện vào đêm gần sáng và vào buổi sáng. Có thể ộc ra máu tươi.

Khi có các triệu chứng trên nên đi soi đờm hoặc thử phản ứng miễn dịch với vi khuẩn lao. Hai xét nghiệm này rất đơn giản, hầu như mọi bệnh viện đa khoa và chuyên khoa lao và bệnh phổi đều có.

Trong điều trị lao có 4 nguyên tắc cần nhớ: đủ thuốc, đủ liều, đủ thời gian và liên tục. Tuyệt đối không được ngắt quãng dù chỉ 1 ngày vì có thể khiến vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo