img

img

au vụ cháy chung cư Carina (quận 8, TP HCM), bà Trần Thị Tuyết Nga tâm trạng rối bời như ngồi trên đống lửa. Mà cũng đúng là ngồi trên đống lửa thật khi bà ở tầng trên của khu nhà tập thể cũ, còn ở dưới là nhà hàng với nhiều bếp ăn cùng các vật liệu dễ cháy.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 2.

Căn nhà số 22 Thủ Khoa Huân (phường Bến Thành, quận 1, TP HCM) bị chủ cũ bỏ lại sau năm 1975. Sau đó, công ty quốc doanh bố trí làm nhà ở tập thể cho các nhân viên, bà Nga cũng được một căn ở lầu 3. Rồi nhà cửa chật chội, bà Nga cơi nới thêm phần trên sân thượng thành gian nhà cũng như 2 hộ ở lầu 3. "Mặc dù cơi nới nhưng vẫn phải đóng tiền thuê nhà hằng tháng. Đến khi nhà nước hóa giá thì mình mua lại, cũng được cấp sổ đỏ đàng hoàng" – bà Nga chia sẻ.

Cách đây vài năm, một nhà hàng ở tầng trệt được mở ra cũng là lúc người dân cảm thấy lo ngại về an toàn cháy nổ. Căn nhà này chỉ có một thang bộ và nhà bếp của nhà hàng này lại nằm sát cầu thang. Nhà bếp luôn đỏ lửa phát ra những tiếng xì xèo khi nấu nướng. Bếp chật chội nên nhân viên ra ngoài cầu thang ngồi cho thoải mái. Rồi sau đó, nhiều hộ dân ở tầng 1 và tầng 2 cũng bán nhà hoặc cho nhà hàng thuê lại để dọn đến chỗ khác sinh sống. Chỉ còn 3 hộ ở tầng 3 và tầng 4 với 12 con người còn "cố thủ" vì chưa biết dọn đi đâu.


(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 3.

Bà Nga bị đau chân do bệnh xương khớp nên phải đi cà nhắc từng bước thật chậm. Bà cũng rất ít khi xuống phía dưới bởi vì đi lại khó khăn. Hôm chúng tôi đến, bà phải mất 2 phút để đi xuống phía dưới để dẫn chúng tôi lên thăm quan "khu ổ chuột" của mình.

Nhà cửa chật chội nên hành lang được xếp một tủ đồ, chỉ chừa lại lối đi chừng nửa mét để bà lách qua mở cửa vào nhà. Bà Nga ở tầng thượng nên rất sợ cháy nhà bởi khi đó không biết chạy đi đâu.


img
img
img

Khi nhà hàng mở rộng quy mô, bà Nga phản ánh với chính quyền địa phương về những nguy cơ mất an toàn cháy nổ từ nhà hàng ảnh hưởng đến các hộ phía trên. Sau đó, bên PCCC thông báo nhà hàng đảm bảo về PCCC nên hoạt động bình thường. Chỉ ít tháng sau, nhà bếp nổ bình ga. Bà Nga nhớ lần nổ bình ga đó là năm 2016, rất may không cháy lan rộng ra các căn khác chứ cháy nhà thì bà và các hộ tầng trên không biết chạy đi đâu bởi lửa sẽ ở cầu thang rồi lan lên trên. 

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 5.

Sau vụ cháy ở chung cư Carina, bà lại phản ánh về cháy nổ thì nhà hàng cho đặt 2 bình chữa cháy ở dọc cầu thang. Nhìn tờ phiếu bảo hành đã hết hạn từ tháng 6-2017, cháu bà giải thích họ đặt ở đó để đối phó với chính quyền và chấn an người dân chứ không sử dụng được. Cháu bà Nga giải thích khá hợp lý bởi người già yếu như bà thì sao đủ sức để nâng bình chữa cháy nặng đến 8kg và quan trọng là có nâng được thì bà cũng không biết sử dụng.

Bà Nga cũng từng nghĩ đến chuyện bán nhà chuyển đi nơi khác sinh sống cho an toàn. Nhưng căn nhà này chưa tìm được chủ mới bởi khi chủ các căn hộ phải đồng ý thì nhà mới bán được. Bà Nga nhớ có lần được hỏi có bán nhà không, bà nói các nhà bên cạnh bán sao thì tôi bán vậy nhưng không thấy người hỏi mua quay lại. "Tôi sợ cháy, chỉ mong sao nhà hàng chuyển thành khu kinh doanh mặt hàng khác an toàn hơn" – bà Nga ám ảnh.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 6.

Thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng, quyền Giám đốc Cảnh sát PCCC TP, cho biết hiện có 474 chung cư xây dựng trước năm 1975 và nhà chung cư xây dựng sau khi có Luật PCCC nhưng không thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định. Qua rà soát, có nhiều công trình không đảm bảo các điều kiện nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn; hệ thống kỹ thuật PCCC không được bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến xuống cấp, hư hỏng, mất tác dụng...

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 7.

Các chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 tập trung khu nội thành cũ ở các quận 1, 3, 5, 10. Theo báo cáo của UBND quận 3, quận này có 48 chung cư cũ với hơn 3.400 căn hộ được xây dựng trước năm 1975 đến nay đã hư hỏng, xuống cấp. Các chung cư có tuổi thọ hơn 40 năm đã hết niên hạn sử dụng công trình, đang xuống cấp và điều kiện sinh hoạt thấp kém như chung cư Nguyễn Thiện Thuật (11 lô), chung cư 11 Võ Văn Tần, chung cư 16/16 Nguyễn Thiện Thuật. Sau khi kiểm định các chung cư cũ trên địa bàn quận, kết quả cho thấy hầu hết đều có chất lượng cấp B và C; trong đó có một chung cư cấp D (cấp đặc biệt nguy hiểm) nên phải tháo dỡ là chung cư 11 Võ Văn Tần.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 8.

Điển hình là chung cư Nguyễn Thiện Thuật (phường 1, quận 3) với các dãy nhà cũ kỹ, mất an toàn về phòng chống cháy nổ. Theo ghi nhận, ở khu vực hành lang tầng trệt đã bị chiếm dụng làm chỗ bày bán hàng hóa, quán ăn hoặc sửa xe. Thậm chí, các hộ này còn nhận giữ xe máy ngay dưới lòng đường khiến lối đi bị thu hẹp, gây khó cho xe chữa cháy vào hiện trường trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Ở các tầng trên, hành lang thoát hiểm và cầu thang cũng bị chiếm dụng là chỗ đặt cây cảnh và các tủ đồ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà (ngụ lô E) cho biết do chung cư diện tích nhỏ mà nhà lại đông người nên phải cơi nới thêm để có chỗ chui ra chui vào. Căn nhà rộng khoảng 40 m2 là nơi cư ngụ của hơn chục người, ban ngày mọi người đi làm, tối về xếp hàng dài nằm ngủ. Bên ngoài hành lang, các hộ gắn thêm khung đỡ và đặt máy lạnh trong khi dây điện, cáp viễn thông, truyền hình thì bị cuộn lại thành bó men theo trần hành lang. "Người dân ai cũng lo sợ cháy nổ nhưng chung cư cũ quá rồi, không có tiền chuyển chỗ mới mà chờ xây dựng lại thì không biết bao giờ nên cứ ở liều vậy thôi" – bà Hà chia sẻ. Ngoài lô E nơi bà Hà đang sinh sống thì khu chung cư này còn 10 lô khác đang là nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân. Một cán bộ phường 1 cho biết các căn hộ ở chung cư này đều nhỏ, có những căn hộ là nơi ở của gần 20 người.

img
img
img
img

Còn ở quận 10, nói đến chung cư cũ bị xuống cấp phải kể đến chung cư Ngô Gia Tự với 24 lô được xây dựng từ năm 1969. Sau nhiều nỗ lực, ngành chức năng đã giải tỏa được 8 lô, số còn lại tiếp tục xuống cấp và cư dân sống trong điều kiện thấp kém. Khi hỏi về nguy cơ cháy nổ, nhiều cư dân cho biết họ không hề sợ cháy nổ bởi từ nhiều năm qua, nơi đây mới xảy ra vài vụ và chẳng bị thương vong gì. Quan trọng hơn, các căn hộ đều hướng ra mặt đường, hành lang lại rộng nên dễ thấy đường thoát hiểm. Nhiều cư dân vẫn chủ quan khi viện dẫn lý do chung cư có 4 cầu thang rộng rãi, mở cửa là ra hành lang thấy cháy chỗ nào để biết đường mà chạy.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 10.

Theo quan sát, tình trạng cơi nới nhà ra phía sau ở chung cư này tương đối phổ biển. Có nhà cơi nới thêm cả gần 2m để làm chỗ phơi quần áo, cất đồ và thậm chí là nuôi gà. Cũng có vài nhà chiếm dụng chỗ giữa 2 cầu thang rồi dựng thành phòng để ở. Sự chủ quan của người dân là có lý khi dọc hành lang, cầu thang của chung cư hoàn toàn vắng bóng dụng cụ chữa cháy. Bên cạnh đó, cứ thấy chỗ nào trống là cư dân lại đặt bộ bàn ghế cũ mèm làm chỗ ngồi uống nước. "Chung cư cũ mà ít cháy nổ, chứ chung cư mới bịt bùng xung quanh khi cháy mới chết người" – một cư dân ở lô U chia sẻ.

Hàng chục ngàn căn hộ tái định cư được xây dựng để sắp xếp chỗ ở cho người dân thuộc diện giải tỏa trắng đến ở. Những cụm chung cư này được xây dựng từ hơn 10 năm trước và đang bộc lộ nhiều hạn chế, từ khâu phòng cháy chữa cháy cho đến nhu cầu vui chơi, giải trí của cư dân.

Như ở quận Thủ Đức có chung cư Hiệp Bình Chánh với gần 375 hộ dân sinh sống nhưng sau gần 20 năm, hệ thống phòng cháy, chữa cháy chỉ là con số không tròn trĩnh. Chung cư nằm trên đường số 23 (khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh) do Công ty Xây dựng và Phát triển nhà quận 3 làm chủ đầu tư để tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Trường tiểu học Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Người dân thuộc diện tái định cư nên công việc chủ yếu là lao động tay chân, chuyển về sống nhưng vẫn phải đi làm ở xa. Chỉ vài hộ ở tầng trệt tận dụng mặt tiền đường làm nơi buôn bán thì cuộc sống khá hơn. Còn phần đông thì vẫn khó khăn nên khi nói đến việc bầu ban quản trị là người dân "ngán". Họ nghĩ rằng nhắc đến ban quản trị là sẽ bị thu tiền.

img
img

Bởi vậy, sau nhiều lần tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng nơi đây vẫn chưa có ban quản trị. Một lãnh đạo phường cho biết theo quy định thì chung cư phải có ban quản trị để làm đầu mối lập kế hoạch sửa sang lại nhà cửa, sắm dụng cụ phòng cháy nhưng người dân không chịu lập quản trị nên cũng đành bó tay. Hiện chung cư được giao về cho Công ty Dịch vụ công ích quận Thủ Đức quản lý nhưng ngay cả tiền điện, nước còn bị một số cư dân nợ nhiều tháng thì việc vận động họ đóng tiền mua dụng cụ PCCC vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 12.

Còn ở chung cư Tân Mỹ (quận 7), cửa thang thoát hiểm được người dân chèn lại cho đỡ mất công mở mỗi khi sử dụng. Cánh cửa ở tầng trệt thì bị tháo đem đi đâu mất, chỉ còn lại bản lề trơ trọi. Hệ thống báo cháy đã bị vô hiệu hóa từ nhiều năm qua do không có tiền sửa chữa. Còn đèn khẩn cấp thì chỉ còn có ở tầng 1, nhiều tầng trên không có. Trong khi đó, cầu thang hành lang lại chật hẹp nên sẽ khó thoát hiểm nếu sự cố cháy nổ xảy ra.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 13.

Chưa kể, ở cầu thang lầu 1, một hộ dân xếp ván ép dọc lối đi, còn ở tầng trệt thì làm quán cơm với lò than rực lửa. Mặt bằng dân trí thấp là một trong những nguyên nhân mà người dân không quan tâm đến vấn đề phòng cháy, chữa cháy. Bà Trương Thị Hương, ngụ lô A, cho biết ban quản trị đã thông báo lịch diễn tập PCCC vào cuối tuần này và mời bà con tham gia để có thêm kinh nghiệm.

Hệ thống báo cháy hư hỏng tại các chung cư tái định cư không được sửa chữa do không có tiền là điều dễ chấp nhận nhưng khi diễn ra tại một chung cư thương mại thì càng khiến cư dân bất bình. Như ở chung cư Tôn Thất Thuyết (phường 1, quận 4), cư dân tá hỏa khi nhận được phiếu thông báo kế hoạch sửa chữa hệ thống PCCC của chung cư. Các khoản cần mua sắm gồm: chuông báo cháy toàn bộ chung cư bị lỗi liên tục, không hoạt động; đèn sạc thang bộ, thang thoát hiểm bị hư nên phải thay mới; dây dẫn nước bị mục, quạt cưỡng bức lô M2 bị hư.

Cùng với đó, ban quản trị cũng thông báo mua thêm 100 bình khí CO2 và bình bột. Nhìn tờ thông báo, người dân thấy may mắn khi chưa xảy ra vụ cháy nào ở chung cư. Bởi khi đó, nếu cháy thì không biết chuông có báo cháy không, dập lửa bằng cách nào, chạy lối nào để thoát thân.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 14.

Theo ghi nhận, một họng nước ở lô M2 bị mất nắp từ lâu, các họng khác dùng tay cũng có thể xoay nắp khá dễ dàng. Bà Lê Thị Tuyết Mai, ngụ lô M2, cho biết sau hơn 2 năm bàn giao cho Ban quản trị thì mới được tổ chức một lần kiểm tra PCCC. Thêm vào đó, nhiều lần cư dân nghe chuông báo cháy nhưng chạy ra thì mới biết đó là giả. "Nếu xảy ra cháy nổ, chuông có réo hay không và lấy nước ở đâu dập lửa khi họng nước khô queo?" – bà Mai đặt vấn đề. Ngoài ra, thời gian gần đây có nhiều ô tô bên ngoài vào đậu trong đường nội bộ của chung cư cũng khiến cư dân bức xúc. Theo nhiều cư dân, kể từ khi bàn giao lại chung cư cho Ban quản trị thì chất lượng phục vụ tệ hơn rất nhiều.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 15.

Tại buổi họp báo diễn ra hồi giữa tuần, đại tá Nguyễn Văn Băng, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP, thông tin hiện 7 chung cư đã có người dân vào ở nhưng chưa đảm bảo PCCC. Cơ quan chức năng đã xử lý, thậm chí tạm đình chỉ hoạt động của chung cư nhưng hiện cư dân vẫn sinh sống trong chung cư. Mặc dù vậy, UBND TP vẫn chưa công bố tên 7 chung cư này để cư dân biết mà có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.


(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 16.

Chuyện người dân ở trong chung cư chưa đảm bảo PCCC không phải là mới bởi ở TP đã từng xảy ra cháy nổ dạng chung cư này. Khuya 15-7-2016, tủ điện tại tầng 11 block 4 thuộc chung cư HQC Plaza trên đường Nguyễn Văn Linh (xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh) bị chập điện rồi bốc cháy tỏa ra mùi khói khét lẹt bao trùm cả chung cư. Thang máy bị tê liệt, còn các hộ dân thì hoảng sợ, la hét tìm đường chạy. Các cư dân cho biết vào thời điểm bị cháy, chung cư chưa được nghiệm thu PCCC và đang còn trong giai đoạn hoàn thiện. Chị Nguyễn Thị Hồng Duyên (ngụ block HQ3) cho biết do chủ đầu tư giao nhà trễ so với hợp đồng, thấy nhiều người vào ở nên chị cũng liều vào ở luôn. Chị Duyên nhớ ngày mình vào chung cư ở là 12-6-2016, được hơn 1 tháng thì chung cư bị cháy. Vụ cháy vẫn không thể "đuổi" cư dân ra khỏi chung cư. Chị Duyên vào ở vì không muốn vừa trả nợ ngân hàng tiền mua nhà, vừa phải đóng tiền trọ hằng tháng. Đó cũng là lý do mà các cư dân "liều mình" cố thủ.

Sau khi được nghiệm thu hệ thống PCCC, tiếng chuông réo trở nên quen thuộc với người dân chung cư HQC Plaza hơn. Nhưng nó không báo hiệu cho sự cố cháy nổ nào cả, nó báo cháy giả. Sau nhiều lần như vậy, người dân thản nhiên với tiếng chuông vì cho rằng nó báo giả. Nghe nhiều quá thì bị phiền, cuối cùng có ai đó đã vô hiệu hóa tiếng chuông để cư dân không còn phải nghe nó nữa. Lần gần nhất mà người dân nghe tiếng réo đó là ngày thứ 6 vừa qua, khi ban quản lý thử chuông sau vụ cháy ở chung cư Carina. Chị Duyên nói tiếng chuông làm đứa con trai giật mình nhưng chị thì vẫn không sợ cháy.

(eMagazine) - Sau vụ cháy chung cư Carina: Đừng để làm mồi cho bà hỏa! - Ảnh 17.
Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên