img


[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 1.
[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Ngọc Ngà (64 tuổi, quê Đồng Tháp) kể chồng bà đã mất nhiều năm nay, bây giờ chỉ còn mỗi đứa cháu gái là điểm tựa là niềm hi vọng về tương lại cuộc sống.

Hằng ngày, để có tiền lo cho cháu ăn học, bà Ngà phải bôn ba khắp nơi ở các đường phố Sài Gòn, nhặt ve chai bán kiếm tiền. "Mấy năm rồi tôi không được ăn Tết! Tết là thời điểm ve chai bị vứt bỏ rất nhiều, lại ít người nhặt nên tôi phải ở lại làm thêm để kiếm tiền lo cho cháu ăn học. Năm nay cũng như mọi năm, tôi không được đón Tết", bà Ngà tâm sự.

Còn với anh Vinh – một người sống lang thang, không có vợ, cũng chẳng có con, ngay cả gia đình mình ở đâu cũng không hề biết. Mấy năm nay anh xem bãi đất trống ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Viết Chánh (quận 1) là nhà.

Sau một ngày nhặt ve chai vất vả, đêm đến anh lại về đây, mắc tạm tấm mùng để ngủ. Người dân trong khu vực hay gọi anh là "người đàn ông không tên".

Dáng vẻ gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, ông Nguyên Hùng năm nay đã 54 tuổi do hoàn cảnh khó khăn nên ông phải đạp xích lô cả ngày Tết để kiếm thêm tiền. Ông tâm sự với chúng tôi "Bao năm nay tôi có biết Tết là gì đâu, tôi thì có nhà ở Sài Gòn đó nhưng không về, bởi Tết là dịp kiếm được nhiều hơn, tôi phải đạp nhiều hơn mới đủ sống".


img
img

Cả thành phố như thay màu áo mới mỗi dịp "năm hết, Tết đến", đường phố trang hoàng lộng lẫy với đèn hoa, người người tấp nập mua sắm chút gì đó về cho "nhà được có không khí Tết", hòa vào dòng người ấy, chúng tôi bắt gặp một cụ già lủi thủi nhặt ve chai, dù trời đã khá tối.


[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 4.

Hỏi ra mới biết, cụ có nhà ở TP HCM nhưng không về đón Tết cùng gia đình mà đi nhặt ve chai kiếm tiền nuôi cháu. Cụ bảo tên là Nguyễn Văn Thông (gần 70 tuổi), mấy năm rồi cụ chưa đón Tết cùng gia đình. Đêm khuya cụ đi khắp đường phố nhặt ve chai đem bán kiếm tiền. Khi thấm mệt, cụ ngủ luôn ở lề đường, tỉnh dậy lại đi nhặt ve chai.

[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 5.

Anh Trần Văn Long (38 tuổi) là người vô gia cư, không gia đình, vợ con. Anh Long không được bình thường như những người khác. Anh bảo: "Tết năm nay vẫn như mọi năm, vẫn vui ở đường phố Sài Gòn. Tôi không có gia đình, cuộc sống nay đây mai đó. Tôi không có tiền mua sắm áo đẹp để đón Tết".

[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 6.


Chị Ngọc Phương (36 tuổi, quê Cà Mau) sau những ngày bán vé số mệt nhọc đều dẫn 2 đứa con đến góc đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) rồi mắc mùng ngủ. Chị Phương kể không có nhà, ly dị chồng lâu nay nên phải mang 2 con đi khắp đường phố Sài Gòn kiếm tiền. Chưa bao giờ tôi được sum vầy bên gia đình ngày Tết", chị Phương tâm sự.

[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 7.

Đáng thương hơn là trường hợp của chị Ngọc Vy (quê miền Tây) phải dẫn 2 đứa con đi bán vé số suốt nhiều năm nay. Theo chị Vy, sau khi sinh 2 đứa con, chị trở bệnh và không được bình thường nên bị chồng bỏ. Từ đó, chị phải dắt díu 2 đứa con nhỏ từ miền Tây lên Sài Gòn bán vé số kiếm tiền sống qua ngày. Hai đứa con không được đi học, theo chị bôn ba suốt ngày, đêm thấm mệt thì kiếm góc đường nào đó ở Sài Gòn nằm ngủ. "Tôi không cần Tết, chỉ mong sao con tôi được ấm no", chị Vy buồn bã.

Ông Phan Thành Long (74 tuổi) kể không có gia đình, không quê, đường phố Sài Gòn chính là nhà của mình. "Chừng này tuổi rồi nhưng tôi chưa bao giờ được ăn Tết. Tôi chỉ đợi đến Tết, mọi người vứt ve chai nhiều để lượm bán kiếm tiền sống qua ngày. Tôi không có tiền mua quần áo đẹp, bánh chưng để ăn Tết", ông Long rơm rớm nước mắt.

[eMagazine] - Sài Gòn dịp Tết và những mảnh đời vô gia cư - Ảnh 8.
SỸ HƯNG - TẤN NGUYÊN


Lên đầu Top

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên